VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 2 Weeks Ago   #59
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,166
Thanks: 24,999
Thanked 15,601 Times in 6,688 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 39.
Nhà nước Đế Quốc Việt Nam được thành lập ngày 11/3/1945 và tuyên bố giải thể ngày 24/8/1945.
Nội các chính phủ do Trần Trọng Kim làm thủ tướng chính thức có hiệu lực sau khi Bảo Đại phê chuẩn nhân sự ngày 17/4/1945 cũng giải tán sau khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Như vậy chính phủ của Trần Trọng Kim tồn tại hơn 4 tháng, đây là nhà nước cùng với chính phủ của nó có tuổi thọ ngắn thứ hai trong lịch sử thế giới (Somaliland là quốc gia sở hữu thời gian tồn tại ngắn nhất lịch sử chỉ trong 5 ngày).
Trần Trọng Kim nhận chức thủ tướng khi ấy ông 52 tuổi và chết năm 1953 hưởng thọ 60 tuổi.
Cũng cần biết thêm rằng, vào thời kỳ này tuổi thọ trung b́nh của người Việt Nam là 38 th́ Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng có thể được coi là người có tuổi và sức khỏe của ông không tốt, việc ông nhận làm thủ tướng không phải tham vọng cá nhân mà chính v́ trọng trách của một người yêu đất nước ông đă nhận lời.
Về phán xét lịch sử, theo sử liệu chính thống của nhà nước do chính quyền cộng sản công bố về Nhà nước Đế Quốc Việt Nam và chính phủ của Trần Trọng Kim có mấy điểm chính như sau:
- Đế quốc Việt Nam chưa thể trở thành một nhà nước chính danh, một người đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam v́ không thông qua tổng tuyển cử không có hiến pháp và quân đội…
- V́ lẽ đó Nhà nước Đế Quốc Việt Nam không phải là Nhà nước Quân chủ lập hiến mà vẫn là nhà nước phong kiến chuyên chế.
- Nhà nước Đế Quốc Việt Nam là tay sai, bù nh́n do Nhật Bản dưng lên, thậm chí chính phủ Trần Trọng Kim phải chịu trách nhiệm về nạn đói khiến gần hai triêu người bị chết, và Trần Trọng Kim bị lên án là “quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng”
Vậy đâu là sự thật lịch sử?
Lịch sử không phải là kẻ phán xét, lịch sử là ánh sáng soi rơ các sự kiện, và nhân vật trong tổng thể của một giai đoạn, một thời kỳ với những bối cảnh bị chi phối có quan hệ ràng buộc … có chủ quan, khách quan để mọi người nh́n nhận, đánh giá đúng bản chất…
Vấn đề thuộc địa là một tồn tại của lịch sử nó là yếu tố khách quan trong sự phát triển của xă hội loài người, khi các quốc gia phương Tây đă có những tiến bộ vượt bậc trong các cuộc cách mạng khoa học trở thành những đế quốc hùng mạnh. Việc t́m kiếm các nguồn tài nguyên, mở rộng thị trường dẫn đến các cuộc chinh phạt và ra đời các nước thuộc địa.
Tại các nước thuộc địa tất cả các nhà nước sở tại đều dưới sự bảo hộ của chính quốc, điều này nghiễm nhiên tồn tại hàng trăm năm và đến năm 1960 Liên Hợp Quốc mới có TUYÊN BỐ VỀ TRAO TRẢ ĐỘC LẬP CHO CÁC NƯỚC VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA, 1960.
Xin nhắc lại chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc các nước đồng minh chủ chốt là Mỹ, Anh, Liên Xô nhóm họp với nhau tại Posdam ngày 21/7/1945 đă bàn đến chuyện phân chia lại thế giới, không hề đả động đến việc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, thêm vào đó nhiều quốc gia có chủ quyền bị xoá sổ và sát nhập …
Bối cảnh Việt Nam lúc đó đ̣i dành độc lập chỉ là câu chuyện hoang tưởng sau này nghĩ ra.
Và lịch sử đă chứng minh, khi nhà nước Đế Quốc Việt Nam giải thể, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà ra đời nhưng người Pháp cũng chỉ công nhận nền độc lập của Việt Nam theo những quy định do họ áp đặt trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), tiếp theo là Hội nghị Fontainebleau thuộc tỉnh Seine-et-Marne, Pháp từ ngày 6 tháng 7 năm 1946 cho đến trung tuần tháng 9, 1946.
Và kết thúc bằng Tạm ước Việt – Pháp hay Thỏa hiệp Việt – Pháp được kư ngày 14 tháng 9 năm 1946.
Dù có những sự cởi mở và nới lỏng về quyền tự chủ cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, qua mấy ṿng đàm phán cuối cùng Hồ Chí Minh chấp nhận kư Tạm ước đồng ư Việt Nam trong khối Liên hợp Pháp và không đả động ǵ đến việc người Pháp trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam.
Sau khi kư Tạm ước 1946 Hồ Chí Minh đă thốt lên : "Tôi vừa mới kư một bản án tử h́nh của tôi!"
Ông không dám lên máy bay từ Pháp về Việt Nam mà xuống Toulouse đi tàu biển và hơn một tháng sau mới về đến Hà Nội.
Hồ Chí Minh biết không thể có độc lập từ Pháp, và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà không được nước nào công nhận ngay cả Liên Xô cũng làm ngơ, ông xé Tạm ước kéo quân lên rừng kháng chiến.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.05202 seconds with 10 queries