VietBF - View Single Post - FBI: Bà Rồng Madam Nhu Trần Lệ Xuân có thể là chủ mưu giết chết tổng thống Mỹ để trả thù cho chồng
View Single Post
  #1  
Old  English FBI: Bà Rồng Madam Nhu Trần Lệ Xuân có thể là chủ mưu giết chết tổng thống Mỹ để trả thù cho chồng
Một điều khác họ không hề – và chẳng bao giờ – được nghe nói tới, đó là 17 ngày sau khi là John Fitzgerald Kennedy (JFK) bị ám sát, FBI nhận được thư từ một nguồn tin vô danh ở Ḥa Lan trong đó khẳng định rằng bà Nhu chịu trách nhiệm về vụ ám sát JFK. (Bản dịch của FBI ngày 6.12.1963 cho lá thư nặc danh gửi FBI từ Ḥa Lan, trong đó người viết thư khẳng định rằng bà Nhu có dính líu đến vụ ám sát JFK.)


FBI nhận được thư của một thuỷ thủ chuyên nghiệp tên là Eric Lintrop khẳng định rằng ông ta đă chặn được một thông tin từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng kẻ giết John F. Kennedy đă được thuê mướn bởi bà Nhu. (Tài liệu FBI – Số lưu trữ 124-10052-10263, Hồ sơ CIA 62-109060-4257, 14.11.1966).


FBI nhận được thư từ một người Đức tự xưng ḿnh là KG3 khẳng định rằng kẻ giết JFK đă được chính phủ Nam Việt Nam thuê mướn (Tài liệu FBI – Số lưu trữ 124-10054-10045, Hồ sơ CIA 62-109060-4257, 22.6.1966 (phiếu phân loại của hồ sơ, mục Chủ Đề, ghi “JFK, SUSPECT, MADAME NHU”). Tài liệu này có nói tới những lá thư từ một người Đức có bí danh KG3 gửi cho FBI; các lá thư khẳng định rằng bà Nhu dự phần trong âm mưu giết JFK.


Madam Nhu Bà Rồng Trần Lệ Xuân đang làm một ṿng diễn thuyết tại Mỹ khi vụ đảo chính tổng thống Diệm nổ ra. Lúc đó bà đang ở Los Angeles, và khi biết rằng một vụ đảo chính đang manh nha ở Sài G̣n, bà lập tức tổ chức họp báo và lớn tiếng phê phán chính phủ Mỹ. Trong cuộc họp báo, bà nói:

“Một sự bất công tàn bạo như vậy đối với một đồng minh trung thành th́ không thể bỏ qua, và những người thuận theo nó th́ sẽ phải trả giá. Tôi không tin nhưng nếu các tin tức đúng là sự thực, nếu quả t́nh gia đ́nh tôi đă bị hạ sát một cách phản trắc với sự đồng t́nh chính thức hoặc không chính thức của chính phủ Mỹ, tôi có thể nói trước với tất cả quí vị rằng câu chuyện tại Việt Nam mới chỉ là màn mở đầu”


Vào năm 1960, một Thượng nghị sĩ trẻ trực tính của tiểu bang Massachusetts tên là John Fitzgerald Kennedy trở thành tổng thống thứ 35 của nước Mỹ. Ở tuổi 43 ông là người trẻ tuổi nhất, người Thiên chúa giáo đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay được bầu vào cương vị này. Kennedy hứa hẹn với dân chúng Mỹ cái mà họ cần nhất lúc đó : hy vọng. Ngay cả trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, Kennedy đă chứng tỏ tài năng quyết đoán và lănh đạo của ḿnh trong Thế chiến thứ 2. Khi chiếc tàu ngư lôi tuần thám của Kennedy bị một tàu khu trục của Nhật đánh ch́m gần đảo Solomon, JFK đă dũng cảm đưa thuỷ thủ đoàn sống sót về đến bến an toàn. Do hành động anh hùng này, vị tổng thống tương lai được tặng các huy chương của Hải quân và Thuỷ quân lục chiến. Trên phương diện chính trị, Kennedy là người chống cộng kiên định. JFK là tác giả có sách bán chạy nhất, cuốn sách triển khai luận văn đại học của ông, Why England Slept (“Tại sao nước Anh ngủ”), xuất bản năm 1940, đưa ra tài liệu cho thấy Vương quốc Anh không có khả năng thích hợp trong việc chuẩn bị tham gia Thế chiến 2. Cuốn sách bán rất chạy và đưa chàng trai John Kenendy vào danh sách best-seller. Một thành công không nhỏ cho một cậu thanh niên 23 tuổi.


Cuốn sách tiếp theo của JFK, Profile in Courage (“Những chân dung của ḷng dũng cảm”), thậm chí c̣n thành công hơn vào năm 1957 khi nó được trao giải thưởng cao quư Pulizer. Cuốn sách miêu tả các lănh tụ chính trị đương thời, và phần lớn cuốn sách được JFK viết trong thời gian tập luyện hồi phục sau lần mổ lưng nguy kịch. Kennedy đắc cử vào Hạ nghị viện Mỹ ba nhiệm kỳ liên tiếp (1947-53), và rồi tiếp tục giành được ghế thượng viện ở Massachussetts, hoàn toàn đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng hoà Henry Cabot Lodge, một người chống đạo Công giáo và rất cứng rắn. JFK có vẻ là một mẫu người chinh phục mới , quật ngă tất cả các đối thủ ngay tại chỗ bằng tài nói chuyện hùng biện sắc gọn, và sự thành thạo các vấn đề được cử tri quan tâm nhất. Một nhà báo thậm chí đă mô tả ông là “Một chàng trai hối hả” một cách nói không thể nào thích hợp hơn : Kennedy dấn thân vào sự nghiệp chính trị như một người chạy nước rút vượt qua mọi chướng ngại, không bao giờ giảm tốc độ để quay nh́n lại. Tiếng tăm càng ngày càng lên cao, và năm 1958, ông đắc cử Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ hai tại Massachussets với số phiếu chênh lệch lớn nhất so với bất kỳ cuộc chạy đua nào vào Thượng viện năm đó.

Trong vai tṛ tổng thống, ông luôn đối đầu với những vấn đề gai góc, ông tán thành việc cải cách quyết liệt các quyền dân sự, ủng hộ Mỹ chạy đua vào không gian, gây sức ép buộc Pháp trao trả độc lập cho Algeria. Ông tuyên chiến với những kẻ thù chung của con người: “…độc tài, đói nghèo, bệnh tật, và bản thân chiến tranh” và không một người Mỹ nào quên được bài diễn văn “Đừng đ̣i hỏi” lừng danh của ông.

Chiến tranh là một phần của cuộc sống cứ như việc sinh ra và chết đi vậy. Xuất xứ của người Việt ở gần Đồng bằng Sông Hồng cách đây khoảng ba ngàn năm. Tự điển Encyclopedia Britanica nêu rơ: “Mặc dù văn minh Trung Quốc về sau trở thành một ảnh hưởng chính, nhưng việc người Trung Quốc đă không đồng hoá được người Việt Nam đă cho thấy những yếu tố mạnh mẽ của văn hoá bản địa xác thực đă xuất hiện ở thung lũng Sông Hồng từ rất lâu trước khi Trung Quốc thiết lập nền đô hộ một ngàn năm của họ ở Việt Nam”. Thật vậy, chính Trung Quốc đă tiến hành những cuộc chiến tranh đầu tiên xâm lăng Việt Nam; Trung Quốc rất quan tâm đến đất đai màu mỡ của đồng bằng Sông Hồng và việc sử dụng nó như một thương cảng. Lúc ấy người Trung Quốc đă dại dột t́m cách nô lệ hoá người Việt Nam v́ những mụch đích riêng của họ đồng thời t́m cách thay thế văn hoá và tín ngưỡng Việt Nam bằng văn hoá và tín ngưỡng riêng của họ. Nỗ lực này không thành, và vào năm 40 sau công nguyên, hai chị em người Việt – Trưng Trắc và Trưng Nhị – đă khởi binh đánh tan các đạo quân Trung Quốc chiếm đóng và giành độc lập trọn vẹn cho Việt Nam.

Ông Ngô Đ́nh Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng B́nh trong một gia đ́nh quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đă cải đạo cho ḍng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (Joăo Batista). Ông Ngô Đ́nh Diệm là người con thứ 4 trong gia đ́nh 9 anh chị em: anh đầu là Ngô Đ́nh Khôi (thứ nhất), chị Ngô Đ́nh Thị Giao (thứ 2), Ngô Đ́nh Thục (thứ 3), 5 người em là Ngô Đ́nh Thị Hiệp (thứ 5, mẹ của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận), Ngô Đ́nh Thị Hoàng (thứ 6), Ngô Đ́nh Nhu (thứ 7), Ngô Đ́nh Cẩn (thứ 8), Ngô Đ́nh Luyện (thứ 9).

Sau khi Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh giành chính quyền, ông Ngô Đ́nh Diệm cùng với một số người thân trong gia đ́nh bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà, Phú Yên ngoại trừ Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Cẩn. Anh cả của ông Ngô Đ́nh Diệm là Ngô Đ́nh Khôi cùng con trai ḿnh là Ngô Đ́nh Huân trên đường bị du kích giải ra Hà Nội th́ bị lực lượng áp tải này xử bắn. Ông Ngô Đ́nh Diệm bị giam tại tỉnh miền núi Tuyên Quang ít lâu rồi được trả tự do theo lệnh ân xá vào đầu năm 1946. Theo tài liệu của Mỹ, tại Hà Nội, ông Ngô Đ́nh Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đ́nh Diệm hỏi Hồ Chí Minh lư do xử bắn anh của ông th́ được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một hành động tự phát của du kích địa phương do đất nước đang rơi vào t́nh trạng hỗn loạn. Sau đó, cũng theo tài liệu của Mỹ, Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đ́nh Diệm giữ chức thủ tướng v́ cho rằng ông có tài lănh đạo. Ông Ngô Đ́nh Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ư lời mời đó với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này, và do đó ông Ngô Đ́nh Diệm từ chối hợp tác với Hồ Chí Minh.

Tháng 2 năm 1948, ông Ngô Đ́nh Diệm và các lănh đạo phe quốc gia gặp nhau tại Sài G̣n để thảo ra một kế hoạch đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đ́nh với Pháp để kư hiệp định Pháp-Việt, ông Ngô Đ́nh Diệm sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong "vấn đề độc lập dân tộc". Ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Sau đó khi Bảo Đại kư hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, ông Ngô Đ́nh Diệm tỏ ra thất vọng. Ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại với lư do "không tin người Pháp, càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà Pháp vẽ ra", và quay về Huế sống với Ngô Đ́nh Cẩn và có thời gian ông Ngô Đ́nh Diệm lên sống với vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu ở Đà Lạt. Sau đó, ông cùng anh ḿnh là Giám mục Ngô Đ́nh Thục và người em Ngô Đ́nh Nhu thành lập Đảng Xă hội Thiên Chúa giáo. Ông Ngô Đ́nh Diệm muốn xây dựng một phong trào mới có thể áp đảo cả Pháp và Việt Minh. Ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cố gắng xây dựng và duy tŕ quan hệ với cả hai phía. Năm 1950, Việt Minh cố gắng giết ông Ngô Đ́nh Diệm trên đường ông đi thăm anh là Giám mục Ngô Đ́nh Thục tại Vĩnh Long. Ông theo anh là Giám mục Ngô Đ́nh Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật.

Trong thời gian ở Nhật, theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập. Thời gian hai năm kế tiếp ông Ngô Đ́nh Diệm sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường ḍng Lakewood ở New Jersey và trường ḍng Ossining ở New York. Ông dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công v́ Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên và Mỹ không muốn làm mất ḷng người Pháp. Đây cũng là thời kỳ ông Ngô Đ́nh Diệm gặp Hồng y Spellman, người đồng ư làm trung gian để ông có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ.

Qua trung gian của Hồng y Spellman, ông Diệm đă gặp gỡ và tranh thủ được t́nh cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, nhất là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Kennedy sau này trở thành Tổng thống Mỹ). Ông Ngô Đ́nh Diệm t́m kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông cũng như thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi Việt Nam dựa trên nền công nghệ Mỹ. Đặc biệt, ông t́m cách khai thác những quan tâm chính thức mới (của Mỹ) trong việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho nước ngoài.

Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đ́nh Diệm vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học. Nhờ sự giúp đỡ của Wesley Fishel, ông Ngô Đ́nh Diệm làm cố vấn tại đại học Michigan. Ông và Fishel hợp tác soạn thảo một dự án trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam. Năm 1952, Fishel viết thư gửi US Mutual Security Agency (Cơ quan An ninh Hỗ tương Hoa Kỳ) cho rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “khoa học cảnh sát”, “vấn đề ngoại thương” và thậm chí “nghiên cứu về việc chọn theo các thể chế dân chủ”.

Sau năm 1954, các quan hệ cá nhân ông thiết lập được trong thời gian sống lưu vong sẽ giúp ông giành được sự ủng hộ chính thức của Hoa Kỳ dành cho cá nhân và chính phủ của ông nhưng vào tháng 5 năm 1953, những người bạn Mỹ của ông mới chỉ ủng hộ bằng những lời động viên và khích lệ tinh thần.

Trong thời gian sống tại Mỹ, thỉnh thoảng ông cũng sang các nước châu Âu nên có thêm kinh nghiệm hoạt động chính trị. Tháng 5 năm 1953, theo lời mời của một số chính khách Kitô giáo lưu vong theo chủ nghĩa dân tộc có khuynh hướng chống Cộng, ông Ngô Đ́nh Diệm bay sang Pháp rồi sau đó qua Bỉ trú ngụ tại một tu viện lớn. Năm 1954, ông Ngô Đ́nh Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đ́nh Luyện, ông Diệm bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong.

Đầu năm 1954, trong khi Pháp đang gặp khó khăn tại trận Điện Biên Phủ, Bảo Đại liên tục nhờ người chuyển lời với ông Diệm đang ở Hoa Kỳ, yêu cầu ông trở về nước thành lập chính phủ mới. Ông Diệm tiếp tục từ chối lời mời của Bảo Đại với lư do không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đàm phán hiệp ước trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, Quốc trưởng Bảo Đại gặp Ngô Đ́nh Diệm tại Pháp. Ông Diệm đồng ư trở về nước làm Thủ tướng theo lời mời của Bảo Đại với điều kiện Bảo Đại phải đồng ư để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ư với yêu cầu này, sau đó ông Diệm về nước và chính thức được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ngày 7/7/1954, Ngô Đ́nh Diệm thành lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người.

Trong thời kỳ đầu làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn. Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại chính phủ trung ương, trong khi thủ tướng cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự v́ các viên chức Pháp đang c̣n nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lư. Thực tế trong giai đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có nhiều quyền hành. Ông Ngô Đ́nh Diệm muốn miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp lẫn Bảo Đại. Ông cho rằng Pháp đă thất bại trong cuộc chiến chống lại người cộng sản cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chế độ thuộc địa đă chấm dứt và những lời hứa hẹn của Pháp về nền độc lập của Việt Nam đă bị phá vỡ. Theo ông cơ hội duy nhất cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng c̣n sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó.

Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông Diệm đă dẹp yên và thu phục lực lượng B́nh Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài được Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông. Trong nước, ông được Ủy ban Cách mạng Quốc gia gồm nhiều đoàn thể, đảng phái ủng hộ. Ông cũng được gần một triệu người di cư hậu thuẫn mạnh mẽ. Ngoài nước, ông Ngô Đ́nh Diệm đă cương quyết chống trả kế hoạch lật đổ ông của hai tướng Ély-Collins. Quốc gia Việt Nam tổ chức cuộc trưng cầu dân ư miền Nam Việt Nam, 1955 đă phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm trở thành Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đ́nh Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng ḥa.

Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và sau đó ông được bầu làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng ḥa Việt Nam. Hai năm sau, năm 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng hoà. Ngày 22 tháng 10 năm 1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower gửi thư cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm "Chúng tôi đă chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đă biểu dương để đạt tới độc lập trong một t́nh huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đă coi như là vô vọng. Chúng tôi c̣n ngưỡng mộ khi t́nh trạng hỗn loạn ở Miền Nam đă nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đă thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng...".

Ông Ngô Đ́nh Diệm coi tôn giáo là vũ khí hữu hiệu để thực hiện chống Cộng. Trong hội nghị “Liên minh chống cộng châu Á” họp tại Sài G̣n tháng 3 năm 1957, ông Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố “chúng ta đừng quên vũ khí chân lư sẵn có trong kho tàng tôn giáo. Sử dụng vũ khí đó là mục tiêu của liên minh chống cộng châu Á. Chính sách tôn giáo của ông Ngô Đ́nh Diệm đă tạo ra hiềm khích trong xă hội và nó đă phát tác thành xung đột lớn sau đó vài năm, dẫn đến cuộc Khủng hoảng Phật giáo 1963. Cuộc khủng hoảng này đă khiến Mỹ bắt tay lên kế hoạch đảo chính.

1963, JFK rút đại sứ Mỹ đương nhiệm (Frederick Nolting) về nước và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge thay thế, đây là một người có gốc gác chống Công giáo kịch liệt và, đặc biệt hơn cả, ông là một đảng viên Cộng hoà cứng rắn. Kennedy chọn Lodge v́ ba lư do. Một, là người của đảng Cộng hoà, việc bổ nhiệm Lodge sẽ làm dịu bớt sự phản đối ngày một tăng trong quốc hội đối với cách tiếp cận vấn đề Việt Nam của JFK. Hai, đặt Lodge vào vị trí đó, Kennedy có một người Cộng hoà để đổ trách nhiệm nếu t́nh h́nh Việt Nam ngày càng bất ổn trong thời gian ông cầm quyền . Và ,ba – mà có lẽ là trên hết – đây là một thông điệp mạnh mẽ nhất tới giờ này mới gởi cho ông Diệm để ông Diệm suy nghĩ. Noltinh không chỉ là người ủng hộ trung thành mà c̣n là bạn thân t́nh của ông Diệm. Kennedy kéo ông bạn nồng ấm đó về và thay bằng một người lạnh lùng.

“Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính…” - DEAN RUSK, Ngoại Trưởng Mỹ, 29.8.1963
Lời đề từ trên đây trích từ một bức điện tín do Dean Rusk gửi cho đại sứ Mỹ tại Việt Nam Henry Cabot Lodge. Xin đừng quên Rusk không chỉ là ngoại trưởng mà c̣n là kẻ ba phải hàng đầu của Kennedy. Ngay sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Rusk cho chuyển bức điện tín xuyên đại dương này, trong đó ông nêu rơ những chỉ dẩn đầu tiên cho một cuộc đảo chính được Mỹ tán thành chống lại đồng minh là Chính phủ Nam Việt Nam.

Vào ngày 29.8.1963, Lodge vừa mới nhận nhiệm vụ đại sứ được một tuần, và đây là loại điện văn từ Whashington mà ông ta nhận ngay lập tức. Không chối căi ǵ nữa, Lodge ủng hộ mạnh mẽ việc lật đổ chính quyền ông Diệm, và Rusk cũng vậy. Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy cũng đồng ư. Các Thứ trưởng Ngoại giao Chuyên trách Những Vấn Đề Viễn Đông Averrel Harriman và Roger Hilsman cũng đồng ư. Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và em trai là William ở Bộ Quốc Pḥng cũng đồng ư. Nói cách khác, đó là tất cả những cận thần quan trọng nhất của vua. Mà John F.Kennedy là vua. Kennedy có thể ngồi chờ biến cố to lớn này xảy ra, và điều ông có thể thấy nữa là cơ hội tái đắc cử của ông, trong hơn một năm sắp tới đây, tuôn hết xuống ống cống.

Lodge tiếp xúc ông Diệm tại Dinh Tổng Thống “Tôi nêu ra ở đây vấn đề đưa Nhu ra khỏi đất nước” Lodge nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1983, “và ông Diệm tuyệt đối từ chối không bàn luận về bất cứ việc ǵ mà tôi đươc Kennedy chỉ thị phải bàn luận. Thú thực là tôi hơi bị choáng váng. Tôi nghĩ là khi một đại sứ ra mắt một nguyên thủ quốc gia, ông đại sứ sẽ phải tŕnh bày một số vấn đề theo lệnh của tổng thống nước ḿnh, th́ ít nhất vị nguyên thủ kia cũng nên bàn qua chứ."

Các tướng lĩnh chính của ông Diệm ngày càng bất măn với đường lối của chính phủ đương nhiệm (nhiều người trong số này không theo đạo Công giáo; họ có gốc gác Phật giáo), và người ta được biết, vào đầu năm đó, đă có một cuộc nói chuyện giữa các thành viên trong Bộ Tổng Tham mưu bàn việc lật đổ ông Diệm. White House nghe phong phanh tin này qua nhiều kênh khác nhau: Nhóm Cố vấn Quân sự, các đơn vị t́nh báo Lục quân, Hải quân, và Không quâm, và CIA. Các chính phủ khôn ngoan luôn lưu ư đến những viễn cảnh xấu nhất, và Kennedy đă và đang làm đúng ngay việc ấy, thậm chí khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo tràn ngập trên báo chí và đe doạ bôi xấu việc điều hành chính sách ngoại giao của ông. Ông ta thường xuyên đọc cả núi báo cáo đánh giá không chỉ về diễn tiến của cuộc chiến mà c̣n về năng lực của ông Diệm trên cương vị tổng thống. Những bánh răng đang chuyển động. Kennedy là một người rất thông minh, và ông biết lường trước những trở ngại chính trị tiềm tàng; ông đang không ngừng xem xét hiện tại trong các mối liên quan tốt hay xấu của nó đối với tương lai. Kennedy cân nhắc mọi động thái của White House v́ có thể nó sẽ bị khai thác thành vũ khí cho Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử sắp tới.

Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1.11.1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo chính chống chính quyền ông Diệm do tướng Nam Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là “Minh Lớn”) lănh đạo, đă bắt đầu. Để pḥng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải quân thân ông Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huy của lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam ngay trước khi cuộc đảo chính chính thức nổ ra, bóp chết từ trứng nước mọi ư đồ tập hợp lại lực lượng. Và rồi giao tranh bắt đầu bằng các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền tin, các đài phát thanh, các sở cảnh sát, và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ ông Diệm đă bị khôn khéo điều động ra khỏi ṿng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi ông Diệm cho gọi đích thân vị đại sứ này và yêu cầu được biết thái độ của Mỹ, Lodge đáp: “Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”.

Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như thế? Lodge cho rằng ông không biết ǵ về lập trường của chính phủ ông! Diệm gác điện thoại. Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khi đụng độ dữ dội nổ ra tại Dinh Tổng Thống, ông Diệm và Nhu t́m cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm, sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che chở. Nhưng chính ông Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – v́ quá ít lựa chọn – và cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, ông Diệm đồng ư tiết lộ chỗ trốn của ḿnh và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh nổi dậy của ông nếu như họ hứa để cho ông Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ư.

Lúc đó ông Diệm cho biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ Công giáo ở Chợ Lớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa về dinh tổng thống để ông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một trung đội quân xa đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, ông Diệm và Nhu hoà dịu nộp ḿnh. Sau đó hai ông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong một chiếc xe bọc thép.

Ngay khi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, ông Diệm và Nhu liền bị đánh đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết. Câu chuyện trên đây nghe cụt ngủn và khô khan. Các tướng lĩnh Nam Việt Nam bất măn lật đổ chính quyền rồi giết tổng thống và cũng là tổng tư lệnh của họ. Không có người lính Mỹ nào nhúng tay vào. Vậy th́ có ǵ liên quan đến tội đồng loă của chính phủ Kennedy?

Lucien Conein, nguyên là lính nhảy dù tính t́nh thô lỗ hung bạo và là một chiến sĩ kháng chiến Pháp, giờ đây – năm 1963 – là đặc t́nh cấp cao của CIA. Lodge chọn Conein làm trung gian bí mật giữa các tướng lĩnh nổi loạn và văn pḥng Lodge. Conein sinh ra ở Pháp; ông biết tiếng Pháp và các phong tục của nước này, và điều này rất quan trọng bởi v́ Minh Lớn và nhiều tướng lĩnh nổi loạn của ông đều lớn lên trong nền văn hoá Pháp. Conein có thể quan hệ ngay với những người này theo cách mà các gián điệp Mỹ khác không làm được. Nhiệm vụ của Conein – mà ông đă thực hiện hoàn hảo – là đảm bảo với Minh Lớn và bộ tham mưu của ông rằng Mỹ sẽ đứng sau lưng họ trong cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm. Conein là sứ giả (một sứ giả mật, v́ hầu hết những cuộc họp giữa ông với các tướng lĩnh nổi loạn không bao giờ được tường tŕnh lại cho các chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam) giữa các tướng lĩnh và Lodge, trao đổi thông tin qua lại theo chỉ thị của Lodge. Conein là người trong nội bộ của Minh Lớn, người đồng chí tin cậy giữ kín không cho những phương án đảo chính của họ đến tai Phái bộ Quân sự của Mỹ vốn thân ông Diệm. Conein thậm chí c̣n là người thắt chặt những t́nh bạn gắn bó, trước khi Lodge đến làm đại sứ, với những người như tướng Trần Văn Đôn, cánh tay phải của Minh Lớn trong suốt cuộc đảo chính.

Do đó, Conein là mật viên chủ yếu của CIA tại Sài G̣n trong chừng mực có liên quan đến cuộc đảo chính. Chắc chắn không phải là Giám đốc phân bộ CIA John Richardson. Richardson, cũng như cựu đại sứ Nolting và chỉ huy trưởng Phái bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ Paul Harkins, đă kịch liệt phản đối cuộc đảo chính chống Diệm; Kennedy đă cho băi chức ông ta vào tháng 10.1963. Nhưng chính xác th́ Conein đă làm ǵ dính tới việc lật đổ Diệm ngoài chuyện trao qua trao lại những thông tin giữa Lodge và các tướng lĩnh mưu loạn?

1) Trước khi cuộc đảo chính chính thức bắt đầu, Conein được gọi đến tổng hành dinh của Minh Lớn và được giao một đường dây thông tin trực tiếp đến văn pḥng tiền phương của CIA tại Sài G̣n. Để củng cố chi tiết này, gần đây, người ta biết được là trong suốt cuộc đảo chính, Conein thường xuyên liên lạc điện tín với McGeorge Bundy tại Pḥng T́nh Huống White House. Bundy là cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia thân cận của JFK.

2) Mối bận tâm lớn nhất của Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông là nhận được “lời chúc lành” của Mỹ, có thể nói như vậy, dành cho nỗ lực lật đổ ông Diệm của họ. Họ muốn biết quân đội Mỹ có can thiệp hay không, và chính Conein là kẻ cam đoan với họ rằng Mỹ sẽ không can thiệp. Họ muốn được cam kết rằng viện trợ quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục một khi Diệm ra đi, và cũng chính Conein đảm bảo với họ viện trợ sẽ tiếp tục. Điều mà Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông muốn – điều họ cần hơn bất cứ ǵ khác – là Mỹ “bật đèn xanh” để khởi động cuộc đảo chính.

Và đây là những ǵ Conein đă nói liên quan tới chuyện đó trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau: “Tôi biết rằng tôi đă bật đèn xanh cho họ bằng vào những chỉ thị của chính phủ tôi”.

3) Lodge và các đường dây CIA cung cấp cho Minh và những kẻ nổi dậy tiền bạc và vũ khí để phục vụ đảo chính. Thông tin t́nh báo cũng được cung cấp cho phái nổi dậy: vị trí đóng quân của các đơn vị chiến đấu có khả năng vẫn c̣n trung thành với ông Diệm cũng như vị trí các kho đạn dược và quân nhu mà ông Nhu từng giấu kín quanh Sài G̣n nhiều tháng.

Một ngày trước khi bắt đầu cuộc lật đổ, Lodle thậm chí c̣n gửi đi một thư xác nhận kinh phí có thể trở nên cần kíp đối với các tướng lĩnh phút cuối cùng sẽ được chuyển giao, và “Tôi tin là chúng tôi phải trang bị cho họ đầy đủ,” ông ta nói. Khi được Minh mời tới tổng hành dinh ngay trước khi cuộc đảo chính bùng nổ, Conein c̣n mang theo một bao đựng đầy tiền (tiền giấy Việt Nam tương đương với 40.000 đô la Mỹ [cần nhớ rằng, 40.000 đô la Mỹ năm 1963 có thể tính ngang với hàng triệu đô la Mỹ trong điều kiện kinh tế hiện nay) như khoản kinh phí khẩn cấp phút chót, và, hơn nữa, đây là lộ phí dành cho các tướng lĩnh trong trường hợp cuộc đảo chính thất bại. (Hồi tháng Tư, 2000, người ta biết rằng bản thân ông Diệm, trong đêm xảy ra đảo chính, có mang theo một chiếc cặp đựng 1.000.000 đô la Mỹ. Minh Lớn đă đoạt chiếc cặp đó, và cho đến nay, không ai biết số tiền đó từ đâu đến và Minh đă sử dụng nó vào việc ǵ). (Brinkley, Douglas, “ Of Ladders and Letters,” Time, 24.4.2000)].

4) Khi ông Diệm phôn tới tổng hành dinh của các tướng lĩnh nói đồng ư đầu hàng để đổi lại được đảm bảo ra đi an toàn, Minh đồng ư. Nhưng rồi Minh vẫn ra lệnh hành quyết ông Diệm và Nhu như thường. Tại sao? Bởi v́ khi Minh yêu cầu Coein cấp một máy bay cho ông Diệm và Nhu trốn ra khỏi nước, Coein nói không. Coein nói không thể nào điều động được một máy bay trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Minh Lớn hiểu rơ nếu ông Diệm và Nhu không được bốc ra khỏi nước ngay tức khắc, th́ cuộc đảo chính sẽ thất bại?. Do vậy, chỉ c̣n một lựa chọn là hành quyết. Đối với một việc quan trọng như thế này, chắc chắn Mỹ có thể cung cấp ngay một máy bay ( tổng hành dinh chỉ huy cuộc đảo chính nằm trong câu lạc bộ sĩ quan tại sân bay Tân Sơn Nhất, nơi Mỹ có hàng chục nếu không muốn nói là hàng trăm máy bay có thể dễ dàng được giao nhiệm vụ này!). Nên nhớ Coein chính là người bật đèn xanh cho Minh Lớn, dựa trên những chỉ thị của chính phủ Mỹ, khởi đầu cuộc đảo chính; rồi cũng dựa trên những chỉ thị của chính phủ đó, Coein thông báo việc từ chối cấp một máy bay cho Diệm và Nhu ra đi an toàn, khiến Minh không c̣n cách nào khác hơn là ra lệnh giết ông Diệm và Nhu.

Có thể Kennedy không khăng khăng đ̣i giết ông Diệm và Nhu, nhưng chắn hẳn ông cần họ chết. Nếu không, một khi được tị nạn chính trị ở đâu đó, họ sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và thông tin này sẽ được các đối thủ chính thị thuộc đảng Cộng Hoà lợi dụng để chống lại ông trong cuộc tái tranh cử tổng thống. Một nước Mỹ khiếp đảm cộng sản sẽ nghĩ ǵ về Kennedy sau khi đồng minh ông Diệm mới bị hạ bệ tung ra một chiến dịch bôi tro trát trấu vào mặt Kennedy? Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới?

(c̣n nữa)
Hăy ghé thăm vietbf.com để đọc tiếp.

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 02-12-2018
Reputation: 74838


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,907
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (1).jpg
Views:	0
Size:	54.1 KB
ID:	1174818   Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (2).jpg
Views:	0
Size:	89.1 KB
ID:	1174819   Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (3).jpg
Views:	0
Size:	124.3 KB
ID:	1174820   Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (4).jpg
Views:	0
Size:	69.7 KB
ID:	1174821  

Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (5).jpg
Views:	0
Size:	71.2 KB
ID:	1174822   Click image for larger version

Name:	madamnhutranlexuan (6).jpg
Views:	0
Size:	136.9 KB
ID:	1174823  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,943
Thanked 15,547 Times in 6,660 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 663 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following 3 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
hnr (02-13-2018), LosAngelesLakers (02-14-2018), RealMadrid (02-12-2018)
 
Page generated in 0.18474 seconds with 11 queries