VietBF - View Single Post - Bài Viết Dành Cho Những Kẻ Mỗi Lần Mở Miệng Là Phát Ra Tiếng "Ba Que"
View Single Post
Old 03-13-2024   #31
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,070
Thanks: 24,969
Thanked 15,582 Times in 6,678 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Tháng 7 năm 1975, hai tháng sau khi đặt chân đến Mỹ, vợ chồng tôi đă mướn nhà sống riêng, bắt đầu cuộc đời độc lập và tự do ở đây.
Tôi đi t́m việc làm, xong vừa làm vừa học, xong làm việc Phố Wall, cần cù làm việc suốt đời. Ngày hưu trí tôi ở không chu du thiên hạ. Con cái của tôi đều sống riêng. 42 năm nh́n lại thấy cuộc đời ở đây hay quá. Giấc mơ Mỹ đă đến với tôi.
Nếu các bạn chỉ nh́n điểm bắt đầu và kết thúc, các bạn thấy tôi sướng quá. Nhưng vấn đề khó là quá tŕnh làm việc và tranh đấu để đạt được ngày hôm nay. Một người nào đó đă nói rất đúng. Đời là một hành tŕnh. Thú vị nằm ở hành tŕnh, ở những việc làm hàng ngày, không phải ở điểm bắt đầu, hay điểm kết thúc.
Lúc ra riêng gia đ́nh tôi nghèo lắm. Tôi đă ra đi với hai bàn tay trắng. Lúc dọn nhà, tôi vẫn chưa có việc làm. Xin việc làm đầu tiên thật gian nan. Đi tới đâu cũng bị chê. Xin việc lao động, cũng bị chê, "Over-educated", ăn học nhiều quá thiếu kinh nghiệm làm việc tay chân. Không dám xin việc văn pḥng, v́ chưa đủ ngôn ngữ, kinh nghiệm.
Tuyệt vọng quá, tôi đi xin "Welfare" và "Food Stamps". Đó là những món tiền cho người nghèo nhất trong xă hội, giúp họ sống qua ngày, chờ lúc có việc (có job). Tuy nhiên khi tôi được chấp nhận những phúc lợi an sinh xă hội này, tôi đă t́m được Job (việc làm). Đó là một việc làm lương tối thiểu, làm nhiều, lương ít, làm việc rất cực khổ.
Tôi làm việc cho một công ty bảo vệ (security guards). Nói cho oai, chớ thật ra chúng tôi đâu có sức bảo vệ ai.
Chỉ mặc đồng phục rất oai vệ, đứng gác hăng bánh, bến tàu, các cao ốc ở đăo Manhattan mà thôi.
Khổ nhất là những lúc đi gác bến tàu. Lúc đó tôi phải làm việc một ngày 12 tiếng. Đi từ New York qua bến tàu ở tiểu bang New Jersey là 2 tiếng. Trở về cũng 2 tiếng. Mỗi ngày tôi chỉ ở nhà có 8 tiếng, để tắm rửa, ăn uống, và ngủ. Lúc tôi đi, ở nhà không có ai, vợ đi làm, con đi học. Lúc tôi về, ai cũng đă ngủ.
Ngồi gác bến tàu, mỗi ngày tôi ngó lưng của bà Nữ Thần Tự Do, nên những lúc chán nản, tôi thường nói Nữ Thần nầy ngó về phía Âu Châu, thiên vị người da trắng, không bao giờ chịu ngó về phía một người Việt Nam xấu số, do t́nh cờ của lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài G̣n, nên phải đến đây chịu cực khổ như vầy.
(Bây giờ Cộng Sản gọi chúng tôi là khúc ruột ngàn dặm, nhưng lúc mới vô, họ coi chúng tôi như Mỹ-Ngụy, gia đ́nh nào con cái cũng đấu tố cha mẹ, cũng có người đi trại tập trung cải tạo, cũng mất hết tiền xuyên qua các đợt đổi tiền, đánh tư sản).
Hăng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu.
Những lúc chán nản, tôi nói chuyện với họ. Người nào cũng kỷ sư bác sĩ hay giảng sư đại học, cũng như tôi đang vừa làm vừa học lại.
Anh chàng tôi thích nhất đă từng là giảng sư ở Tiệp Khắc, đă đậu bằng PhD Tâm Lư Học. Anh học cao hiểu rộng, lại giỏi về môn tôi từng dạy ở Sài G̣n, nên tâm đầu ư hợp.
Nhờ nói chuyện với họ, tôi mới đủ can đảm mạnh dạn tiếp tục làm việc. Vừa làm vừa học như họ.
Hai năm đầu tiên ở Mỹ, tôi chưa dứt khoác hẳn với quá khứ. Tôi vẫn c̣n luyến tiếc thời dạy học, viết văn, làm sách ở Sài G̣n. Nên tôi đă học hơn 60 credit PhD Triết học ở đại học CUNY.
Ngồi trong cḥi canh ở bến tàu, tôi có nhiều thời giờ đọc sách. Học đại học ở đây đọc sách rất nhiều, nhất là môn Triết Học.
Ngày nay, hơn 38 năm bỏ Triết Học (bây giờ 49 năm), tôi đă quên gần hết những ǵ đă học, chỉ c̣n nhớ ḿnh vất vả với Triết học Mỹ, hoàn toàn chú trọng đến những vấn đề về logic và ngôn ngữ (philosophy of language), tôi chưa bao giờ nghe nói tới ở Sài G̣n..."
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04690 seconds with 10 queries