VietBF - View Single Post - Tranh chấp Biển Đông:Philippines sẽ thắng Trung Quốc
View Single Post
  #1  
Old  Default Tranh chấp Biển Đông:Philippines sẽ thắng Trung Quốc
Sau lời tuyên bố cảnh cáo của Trung Quốc với toà trọng tài Liên Hợp Quốc.Phía Trung Quốc có gây được áp lực lên toà trọng tài?Hay chuẩn bị đón chờ phán xét cuối cùng của toà sắp tới sẽ nghiêng về Philippines.Tuy nhiên phán quyết này có giúp thay đổi được hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Dù vậy, phán quyết của Ṭa quốc tế có thể sẽ đem lại tiền lệ củng cố nền tảng pháp lư trước giờ vốn mập mờ trong tranh chấp tại Biển Đông.
Dự kiến vào tháng 6/2016, Ṭa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc tại thành phố La Haye, Hà Lan, sẽ ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Xem Diễn biến chính trong vụ kiện Philippines và Trung Quốc tại đây
Bản tranh tụng của Philippines đưa lên Ṭa với tư cách là bị đơn nh́n chung liên quan đến ba vấn đề chính: Một là vấn đề pháp lư về tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc; Hai là danh nghĩa pháp lư của loại h́nh địa lư (đảo đá) trong vùng tranh chấp; Ba là hoạt động của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, liên quan đến đánh bắt cá và tác động đến môi trường.
Đáng chú ư là mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tiến tŕnh xét xử vụ kiện, điều đó không có nghĩa Ṭa án quốc tế đương nhiên có thẩm quyền phân xử, chưa nói đến việc Philippines đương nhiên thắng kiện.
Điều được quan tâm hiện nay là ư kiến từ phía các học giả Trung Quốc. Họ phán đoán và b́nh luận như thế nào về Phán quyết cuối cùng của Ṭa án đưa ra vào tháng 6 này?
Ngôn ngữ của luật sư
Trong bài phỏng vấn riêng với BBC, giáo sư Steve Tsang, trưởng khoa Trung Quốc học tại Đại học Nottingham tại Anh Quốc, phán đoán: “Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của Ṭa án một cách một cách ‘lịch thiệp’, và chắc chắn sẽ tiếp tục các hoạt động của ḿnh tại Biển Đông”.
Giáo sư Tsang nói Phán quyết Ṭa án đưa ra là “ngôn ngữ của luật sư”. Tuy nhiên, “với cách nh́n nhận của ḿnh, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục nhắc lại luận cứ lịch sử về chủ quyền trên Biển Đông và tính xác thực của những luận cứ đó”.
Khi được hỏi về lập trường không khoan nhượng theo kiểu “được ăn cả” của Trung Quốc khiến cho việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bế tắc, ông Tsang cho rằng “các quốc gia không nhất thiết phải hành xử một cách máy móc như trong giáo tŕnh về quan hệ quốc tế hay sách luật quy định”.
Trung Quốc từ trước vẫn duy tŕ quan điểm không tham gia vào vụ kiện, không đệ tŕnh Bản phản biện của bị đơn cũng như tuyên bố không bị ràng buộc bởi Phán quyết cuối cùng của Ṭa quốc tế.
“Từ trước đến giờ, giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn ở trong t́nh trạng bế tắc, dù phán quyết của Ṭa Trọng tài sắp tới như thế nào đi nữa.”
Về khả năng Mỹ và Philippines sửa lại Hiệp định Hợp tác Tăng cường Pḥng thủ (EDCA) song phương sau Phán quyết, ông Tsang nói: “Hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines không c̣n được như những năm 90. Hiệp ước này không đe dọa nước nào và dĩ nhiên là không thể đe dọa được Trung Quốc v́ đây là nước có sức mạnh quân sự lớn nhất nằm tại khu vực”.
“Dù không thấy bị đe dọa, Bắc Kinh có thể sẽ phật ḷng và hành xử phù hợp theo t́nh huống”, cũng theo ông Steve Tsang.
Philippines sẽ ăn mừng?
Trong khi đó, ông Châu Khắc Uyên (Keyuan Zou), Giáo sư người Trung Quốc thuộc Đại học Central Lancashire tại Anh Quốc nói: “Tôi nghĩ Philippines sẽ vui mừng hơn so với Trung Quốc, kể cả nếu như một số phán quyết Ṭa án đưa ra có lợi cho Trung Quốc”.
Sau phiên điều trần của Philippines, Ṭa Trọng tài Thường trực đưa ra “Phán quyết về quyền tài phán và thừa nhận” hồi tháng 10/2015 trong đó không từ chối quyền tài phán cho bất cứ điều nào trong số 15 đệ tŕnh của Philippines.
Dư luận nh́n chung nhận định đây đă là một thắng lợi mang tính biểu tượng cho phía Philippines v́ đưa ra được h́nh ảnh Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế.
“Điều kiện tiên quyết trong việc thực thi phán quyết của Ṭa Trọng tài phụ thuộc vào cả hai bên tranh chấp đưa ra ṭa để phân xử. Trong trường hợp này, Philippines rơ ràng đơn phương khởi động vụ kiện và Trung Quốc từ chối không tham gia”.
“Tuy nhiên h́nh ảnh Trung Quốc bị ảnh hưởng sau phán quyết của Ṭa Trọng tài là một điều rơ ràng”, vị giáo sư Luật quốc tế thừa nhận.
B́nh luận về cáo buộc của Philippines rằng Trung Quốc phá hủy môi trường ở Biển Đông, ông Châu Khắc Uyên nói: “Kể cả nếu như Ṭa Trọng tài ủng hộ cáo buộc trên; th́ cũng không thể nói vi phạm này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines".
“Lư do là bởi Ṭa Trọng tài không có quyền tài phán về vấn đề chủ quyền và phân định biển nên không thể công nhận hành động của Trung Quốc ở vùng đang tranh chấp là thuộc vùng EEZ của Philippines”.
“Việc phân định sẽ làm leo thang căng thẳng, thậm chí là xung đột vũ trang tại Biển Đông thay v́ đưa ra một giải pháp. Điều này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần và làm lung lay nền tảng UNCLOS”, giáo sư này nói tiếp.
Hồi tháng 3/2016, rất gần với thời điểm Ṭa ra phán quyết, Đài Loan đưa ra Amicus curiae (Tuyên bố Thân hữu của bên không liên quan trực tiếp) tŕnh bày Quan điểm về chủ quyền của Đài Loan tại đảo Itu Aba (Việt Nam gọi là đảo Ba B́nh). Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng đưa phóng viên từ 10 hăng truyền thông quốc tế như CNN, Al-Jazeera TV, Financial Times đến Itu Aba nhằm chứng minh địa h́nh địa lư ở đây là một ḥn đảo.
Theo tuyên bố của Đài Loan th́ đảo này có vùng biển 200 hải lư, bao trọn gần như toàn bộ các đảo khác trong Biển Đông. Như vậy, một nửa trong số những tuyên bố của Philippines sẽ bị loại khỏi thẩm quyền của ṭa v́ ṭa không có quyền tài phán về chủ quyền và phân định biển.
B́nh luận về động thái này của Đài Loan, ông Châu Khắc Uyên nói: “Ṭa án có quyền không trả lời về việc tán thành hoặc từ chối xem xét một phần hay toàn bộ những bản báo cáo bên ngoài gửi đến toà án".
“Khác với các bằng chứng của nguyên đơn và bị đơn, những tuyên bố Amicus curiae chỉ mang tính tham khảo.”
Philippines 'làm t́nh huống xấu đi'
Trong khi đó ông Mark Valencia, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải tại Hải Nam, Trung Quốc, nói: “Philippines và những bên ủng hộ bao gồm Hoa Kỳ đang làm cho một t́nh huống xấu trở nên tồi tệ hơn”.
“Lợi ích quốc gia của Trung Quốc không bao gồm xung đột khu vực, trừ trường hợp nước này bị Mỹ bao vây”, ông Valencia đánh giá.
Philippines đang sắp có tổng thống mới và ông Valencia cho rằng tổng thống tương lai của Philippines cần rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Benigno Aquino trong vấn đề giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Ông này nói tiếp: “Chính quyền của ông Aquino đă đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc mà không tham khảo ư kiến của Asean.
“Sau đó Philippines lại công khai gây sức ép Asean đ̣i ủng hộ hành động của ḿnh. Như vậy Philippines vi phạm nguyên tắc của Asean về đồng thuận và đoàn kết”.
Theo ông Valencia, h́nh ảnh Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng sau phán quyết nhưng tác động này không kéo dài do sức mạnh lớn về mặt kinh tế của nước này.
“Dù Philippines thắng một phần trong vụ kiện, điều này ít có sức mạnh đ̣n bảy trong thương lượng với Trung Quốc sau này. Philippines sẽ phải chịu sự ghẻ lạnh của Trung Quốc về mặt kinh tế”.
Ông Valencia cũng lấy các ví dụ trong lịch sử pháp lư, các cường quốc thế giới như Mỹ và Nga đều đă từ chối bị ràng buộc bởi phán quyết của Ṭa án Công lư Quốc tế và Ṭa Quốc tế về Luật biển.
“Trung Quốc coi việc sứt mẻ danh tiếng không quan trọng bằng chủ quyền quốc gia.”
“Sớm hay muộn th́ Philippines cũng sẽ phải xuống nước trong thương thảo với Trung Quốc. Kết quả có thể là một hiệp định phát triển chung hoặc ít nhất là đánh bắt cá chung trong khu vực tranh chấp”, vẫn theo ông Valencia.

Về việc danh nghĩa pháp lư của đảo Ba B́nh có thể phức tạp hóa kết quả phán quyết, ông Valencia nói: “Ṭa án có đồng ư xem xét danh nghĩa đảo này hay không c̣n phụ thuộc vào các đảo đá xung quanh”.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 05-10-2016
Reputation: 20911


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 69,037
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	bienong.jpg
Views:	0
Size:	19.2 KB
ID:	883655  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,961 Times in 3,995 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 78 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.07915 seconds with 11 queries