VietBF - View Single Post - Nguyên nhân đi đường cao tốc VN cầm chắc cái chết bất kỳ lúc nào
View Single Post
Old 02-21-2024   #5
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,274
Thanks: 25,042
Thanked 15,623 Times in 6,702 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 666 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Mai Bá Kiếm: Thiết kế cao tốc sai, Bộ GTVT bảo: "Đúng thiết kế, vạch kẻ đường đầy đủ"
Xem hình chụp bằng flycam mới thấy tai nạn đụng xe liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ đoạn vào cao tốc đến đoạn nhập 3 làn còn 1, thành nút cổ chai, là do thiết kế rất sai. Nhưng, Bộ GT VT nói cao tốc làm đúng thiết kế, vạch kẻ đường đầy đủ, và bộ không chịu trách nhiệm.
Dù không có chuyên môn, tôi có thế khẳng định những chỗ thiết kế sai:
1/ Góc tạo ra giữa đường dẫn vào và cao tốc theo tôi đoán "trên 45 độ" là quá lớn, xe vào góc này vừa quẹo gắt vừa tăng tốc từ 60 km/g lên 80 km/g, tạo ra lực ly tâm lớn. Mặc dầu xe chạy thẳng trên cao tốc bị những vạch sơn trắng sọc ngang cấm vào làn của xe vào cao tốc, song vẫn nguy hiểm.
2/ Qua khỏi cua đường dẫn vào cao tốc, xe đi thẳng trên cao tốc bị những vạch sọc ngang chặn không cho vào làn giữa, họ xi nhan trái để xi nhập làn bên trái sát tim đường. Vạch sọc ngang trên làn giữa có hình chữ nhựt. Chưa có nước nào cấm vào 1 làn bằng "hình chữ nhật", mà phải vạch theo "hình mũi tàu" (mũi tên) để tránh tách làn hay nhập làn một cách đột ngột.
3/ Đến cuối dải phân cách cứng, cao tốc "nổi máu hứng" thắt cổ chai, từ 3 làn (làn giữa cấm) gom lại còn 1 làn. Trong khi đó, dải phân cách không còn, thay bằng những vạch sọc ngang giữa tim đường, để ngăn cách xe hai chiều ngược nhau.
Theo vạch vẽ dưới đường, từ cua dẫn vào cao tốc đến nút thắt cổ chai xảy ra hai tranh chấp giao thông: Xe chạy thẳng trên cao tốc nếu không nhập được làn bên trái sẽ cố nhập làn phải (ưu tiên cho xe vào cao tốc). Trên hình đã thể hiện hai container và một xe tải chạy vào làn cấm (giữa) để tranh chấp với xe vào cao tốc. Tại nút thắt cổ chai, xe làn bên phải quẹo trái một góc lớn để tranh chấp xe làn trái. Vì nếu quẹo góc nhỏ thì xe cán lên làn khẩn cấp.
Bộ GTVT nói "vạch kẻ đường đầy đủ" nhưng "đủ mà ngu" là bẫy tài xế vào chỗ chết: Còn Khoảng 100 m đến thắt cổ chai, mới có biển báo đường hẹp, tại nút thắt cổ chai có biển báo tốc độ 80 km/g (đường dẫn vào 60 km/g) vừa quẹo trái nhập làn vừa tăng tốc, nên tài xế Việt Nam "lụa" nhất thế giới.
Ở bên Úc, biển báo sắp đến đường dẫn vào hay dẫn ra khỏi cao tốc được đặt trước 2 cây số để tài xế kịp chuẩn bị. Cách 2 km đến chỗ giảm tốc độ cũng có biển báo tốc độ sẽ giảm còn bao nhiêu.
Đường nông thôn của Úc (không có nhà cặp lộ) nên xe được chạy 80-90 km/ g. Đường có 1 làn mỗi chiều, nhưng thỉnh thoảng có một đoạn mở rộng hai làn, để cho xe qua mặt. Và cách đó xa có biển báo "500 m - overtaking" nên không có chuyện tài xế xe tải cò mồi CSGT chạy ra rề "cản địa" trên đường 1 làn, khiến các xe phía sau lấn làn ngược chiều vượt qua mặt để bị CSGT phạt.
Bộ GTVT cắm biển báo tốc độ đủ mà không đúng chỗ giúp CSGT phục kích tài xế. Cao tốc có 2 làn xe ngược chiều, không có dải phân cách cứng, không có làn khẩn cấp, không có chỗ dừng chân là "đặc sản" của ngành thiết kế cầu đường Việt Nam.
Cầu đường không liên quan cầu tiêu! Từ chết bí tiểu!
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Majestic (02-22-2024)
 
Page generated in 0.06931 seconds with 9 queries