VietBF - View Single Post - Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống th́ đă có hàng vạn năm trước Công nguyên
View Single Post
Old 05-01-2019   #12
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,574
Thanks: 7,318
Thanked 46,118 Times in 12,810 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chiến tranh chống Mỹ (1955–1975)

Từ năm 1959, tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa hậu thuẫn nhằm kêu gọi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đầu thập niên 1960, lực lượng vũ trang của Mặt trận này là Quân Giải phóng miền Nam được thành lập và tổ chức bảo vệ các cơ sở chính trị cũ của Việt Minh cũng như bảo vệ người dân trước sự đàn áp của chính quyền Diệm. Mặt trận đă kiểm soát một khu vực rộng lớn ở nông thôn miền nam, và mở nhiều vụ tấn công vào các căn cứ đối phương. Trước đó, Hoa Kỳ đă hỗ trợ tài chính, vũ khí và cố vấn cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm từ năm 1954 để ngăn chặn sự lớn mạnh của Việt Minh tại miền Nam (do tập kết chính trị được phép tiến hành tại chỗ nên các cơ sở chính trị của Việt Nam không phải ra Bắc cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam).





Người Mỹ biểu t́nh phản đối cuộc chiến của chính phủ Mỹ tại Việt Nam với sự châm biếm: "Đế quốc Mỹ và Con rối Sài G̣n"
Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng ḥa và gửi 17.500 nhân viên quân sự đến Việt Nam dưới danh nghĩa "cố vấn". Tuy nhiên, những mâu thuẫn giữa chính phủ Ngô Đ́nh Diệm với phật giáo Việt Nam, việc chống quân Giải phóng miền Nam không đạt mục tiêu và thái độ không phục tùng của Ngô Đ́nh Diệm, Hoa Kỳ quyết định loại bỏ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bằng cách ủng hộ Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tiến hành đảo chính. Tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đảo chính và ám sát Ngô Đ́nh Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng ḥa và thành lập nền Đệ Nhị Cộng ḥa. Sau sự kiện này Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng ḥa. Tuy nhiên, t́nh h́nh chính trường miền Nam sau đảo chính hết sức hỗn loạn, chính phủ Việt Nam Cộng ḥa bên bờ vực sụp đổ.

Trên chiến trường, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa liên tiếp gặp thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt. Để cứu văn t́nh thế, sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4 năm 1964, Tổng thống Mỹ Johnson có cớ ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam trực tiếp tham chiến. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1965 lần lượt các đoàn quân được chuyển tới chiến trường Việt Nam cùng với khoảng 20.000 "cố vấn" đă có từ trước, số lượng quân đội Mỹ lên tới khoảng 540.000 người vào thời điểm năm 1968. Chiến tranh bùng nổ ác liệt năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và Lào, và các trận không kích của Mỹ đánh vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng ḥa, Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, Philippines tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, c̣n Liên Xô và Trung Quốc chỉ cung cấp viện trợ quân sự và huấn luyện.

Sau giai đoạn đảo chính liên tiếp, năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền Đệ nhị Cộng ḥa của Việt Nam Cộng ḥa. Ở miền Bắc, Lê Duẩn là lănh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.

Đầu năm 1968, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và nhân dân địa phương mở cuộc tổng tấn công Chiến dịch Tết Mậu Thân vào hầu hết các thành phố chính ở miền Nam Việt Nam, tuy thất bại về mặt chiến thuật nhưng đă đạt được mục đích đề ra: khiến cho Chính phủ và dân chúng Mỹ mất ḷng tin vào khả năng chiến thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam cũng như buộc Chính phủ Mỹ phải ngồi đàm phán với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam. Tới tháng 11 năm 1968, Johnson tuyên bố dừng hoàn toàn "tất cả cuộc không kích, pháo kích và hải chiến với Bắc Việt Nam" và đồng ư ngồi vào đàm phán. Tuy nhiên, 1 năm sau, Tổng thống kế nhiệm Richard Nixon thông báo Mỹ quay trở lại, Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra đời chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Vào tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam. Cùng với chiến sự ở chiến trường, cả hai bên đều t́m kiếm giải pháp chấm dứt chiến tranh thông qua các cuộc hội đàm ở Paris. Nội dung đàm phán được thực hiện qua các phiên họp kín giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, vốn là 2 bên thực sự điều khiển cuộc chiến (2 đoàn c̣n lại là Việt Nam Cộng ḥa và Cộng ḥa miền Nam Việt Nam chỉ tham gia cho có đủ danh nghĩa). Măi đến tháng 1 năm 1973, Hiệp định Ḥa b́nh Paris mới được kư giữa 4 bên, sau thất bại nặng nề của Mỹ trong các cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Pḥng và các thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam do không lực Hoa Kỳ tiến hành cuối năm 1972.

Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đă tấn công vào quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng ḥa kiểm soát và chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này.

Sau Hiệp định Paris 1973, quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam – điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đ́nh chiến và giữ lănh thổ của mỗi bên trước khi đ́nh chiến, tổng tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rơ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong ṿng 60 ngày. Mặc dù đă có hiệp định nhưng Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn do Quân lực Việt Nam Cộng ḥa vi phạm hiệp định. Tiêu biểu, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, QLVNCH đă tấn công cảng Cửa Việt của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với những điểm yếu nội tại của ḿnh, Quân lực Việt Nam Cộng ḥa không thể duy tŕ được lâu. Đến giữa tháng 3 năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên, khởi đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. Quân Việt Nam Cộng ḥa liên tục để mất Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng sau chưa đầy 1 tháng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành được quyền kiểm soát Sài G̣n, chính phủ của Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng ḥa tuyên bố đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam.
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06355 seconds with 10 queries