VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Người Việt có tiền tỷ mua CCCC cũng phải nắm được kiến thức chống cháy cơ bản (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1145123)

Hanna 03-23-2018 14:22

Người Việt có tiền tỷ mua CCCC cũng phải nắm được kiến thức chống cháy cơ bản
 
5 Attachment(s)
VBF-Dù là phải dân có tiền tỷ mới có thể sở hữu 1 chung cư cao cấp ở VN. Tuy nhiên không phải có tiền là xong, ung dung không lo sợ. Ở VN nhiều CC rất coi thường việc pḥng chống chữa cháy. Chính v́ thế sơ suất vừa qua đă xảy ra có thể là do khói thuốc lá, cũng có thể là do phương tiện gây nên. Nhưng kiến thức cơ bản chống cháy ai cũng phải nhất định tham khảo.

Các khí độc sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2)… có thể làm nạn nhân bị tê liệt hệ thần kinh, mất cảm giác và chết ngạt.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1521814807
Sự nguy hiểm của khói độc trong đám cháy

Theo thông tin đăng tải trên trang web trường Đại học PCCC, hầu hết những người chết trong đám cháy là do hít khói, không phải bị bỏng.

Những loại khí độc sinh ra từ đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2)… vô cùng nguy hiểm. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt. Khi hít phải CO2 có nồng độ 8% đến 10% con người có thể mất cảm giác và chết ngạt.

Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi. Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Ngoài khói độc, đám cháy giảm oxy trong không khí bằng cách tiêu thụ oxy hoặc thay thế nó với loại khí khác. Oxy xuống dưới nồng độ 6% có thể gây ngừng thở, ngừng tim và tử vong.

Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1521814807

Để tránh nguy cơ tử vong do khói trong trường hợp xảy ra cháy, trường ĐH PCCC khuyên bạn hăy nhanh chóng thoát ra bằng cách ḅ sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi rồi di chuyển đến nơi không khí trong lành và kiểm tra hô hấp để kịp thời can thiệp.

Chú ư tổn thương ở phổi và đường hô hấp do hít phải khí độc đôi khi chỉ xuất hiện sau 24-36 giờ tiếp xúc khiến nạn nhân chủ quan, không kịp xử lư.

Do đó, khi thoát khỏi đám cháy, nếu thấy các dấu hiệu như khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở gấp, đờm đen cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.

Dưới đây là 1 trong những cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy được tăng tải bởi độc giả Trần Minh:

Bài viết là kinh nghiệm thực tế từng cứu sống 4 người trong gia đ́nh khỏi vụ hỏa hoạn của Trần Minh.

1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất b́nh tĩnh.

2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói, không phải do lửa nóng.

3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào pḥng.

4) Các phương pháp pḥng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt v́ vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong pḥng.

- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: Dụng cụ cứu nạn ở đây chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.

Xem h́nh tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc.

Lấy một tấm nệm (màu xanh như h́nh minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

- Đối với cửa sổ, bạn để một khe thoáng phía trên khoảng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc ra ngoài trời.

- Đối với ban công, bạn dựng tấm nệm sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.

Khi tránh được khói độc bạn đă có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

Ảnh minh họa cho phần bài viết:

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1521814807
http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1521814807
http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1521814807

Ảnh: facebook Minh Trần


All times are GMT. The time now is 08:13.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02711 seconds with 9 queries