VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Nghĩa trang cho người Tây cực hoành tráng ở Sài G̣n xưa (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1004573)

Romano 08-28-2016 11:21

Nghĩa trang cho người Tây cực hoành tráng ở Sài G̣n xưa
 
2 Attachment(s)
VBF-Trong nội đô của Sài G̣n từ xưa có rất nhiều nghĩa trang được xây dựng. Nhưng để nói nghĩa trang đẹp nhất và rộng lớn là phải kể tới nghĩa trang của người Pháp nay là công viên Lê Văn Tám. Không chỉ chôn cất người Tây nghĩa trang này sau đó c̣n chôn cất cả những người giàu có xưa.Khu vực nội đô TP HCM trước đây có rất nhiều nghĩa trang với hàng trăm ngh́n ngôi mộ. Đa số chúng được xây dựng vào khoảng cuối cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài G̣n - Gia Định c̣n rất nhỏ. Sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc nên chính quyền phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công tŕnh phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường".

Trong số những nghĩa trang, nổi tiếng và lâu đời nhất là Mạc Đĩnh Chi - nay là công viên Lê Văn Tám. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Vơ Thị Sáu và Phan Liêm ở trung tâm quận 1.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1472383243
Cổng chính nghĩa trang trên đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ) lúc vừa được người Pháp xây dựng ở vị trí công viên Lê Văn Tám ngày nay. Ảnh tư liệu

Theo tác giả Tim Doling (Ireland) - người có nhiều nghiên cứu, t́m hiểu về lịch sử Sài G̣n - TP HCM, công viên Lê Văn Tám nguyên thủy là nghĩa trang của người Châu Âu (Cimetière Européen) hay nghĩa trang Massiges. Người Sài G̣n thời đó cũng gọi là Đất thánh Tây. Về sau mang tên là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Năm 1859, sau khi chiếm được Sài G̣n, người Pháp đă cho xây nghĩa trang này với diện tích 7,5 ha ở phía đông đường National (nay là Hai Bà Trưng). Lúc mới hoàn thành, nghĩa trang được giao cho Hải quân Pháp quản lư, chôn cất các sĩ quan và binh lính người Pháp trong cuộc chiếm đóng Sài G̣n.

Dù vậy, trong nghĩa trang cũng có một số lượng lớn các ngôi mộ của người Đức và Nga. Măi đến cuối thập niên 1860, dân thường bắt đầu được chôn cất ở đây v́ thời điểm đó Sài G̣n có rất nhiều người chết do dịch tả, sốt rét, kư sinh trùng đường ruột và kiết lỵ.

Vào khoảng năm 1870, nghĩa trang Việt Nam nhỏ (Cimetière Anamite hay Cimetière Indigène) được mở ngay tại phía bắc nghĩa trang của người Châu Âu. Đường phân chia hai nghĩa trang này được đặt tên là rue des Deux cimetières (đường hai nghĩa trang). Phải 10 năm sau, nó mới được mang tên là Mayer, sau đó là Hiền Vương và nay là đường Vơ Thị Sáu.
Đại Thế Giới - nơi hội tụ dân ăn chơi bậc nhất Sài G̣n xưa Đại Thế Giới - nơi hội tụ dân ăn chơi bậc nhất Sài G̣n xưa
Nơi cuộc sống xa hoa, giàu sang được phô trương nhưng cũng là mồ chôn những kẻ không biết làm chủ bản thân. Cờ bạc thời nào cũng có hại.Trước khi Đại Thế Giới xuất hiện, người Hoa thao túng bài bạc tại khu vực Chợ Lớn. Người Việt có máu đỏ...


Từ cuối thế kỷ 19, Sài G̣n bắt đầu phát triển thịnh vượng, nghĩa trang của người Châu Âu trở thành nơi an nghỉ của các chính trị gia xứ thuộc địa và các quản trị viên. Trong số đó có kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892) và thị trưởng thành phố Sài G̣n Paul Blanchy (1837-1901).

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1472383233
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào thời chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Ảnh tư liệu

Sự thay đổi khiến nó thành nơi chôn cất cho tầng lớp thượng lưu thuộc địa được nhắc trong một báo cáo quan trọng trên tờ Courrier Saigonnais đăng ngày 14/12/1912. Sau đó, những ngôi mộ hoành tráng của người quyền thế ở Sài G̣n ngày càng tăng, trong khi các ngôi mộ của những người lính và thủy thủ Pháp bị bỏ phế cỏ mọc um tùm.

Đầu thế kỷ 20, nghĩa trang được chia cắt thành những con đường nhỏ có trồng cây và kiểng do nhân viên thảo cầm viên Sài G̣n chăm sóc. Nghĩa trang lúc này được bao bọc bởi bốn bức tường vôi cao 2,5 m với cổng chính ở phía nam đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ).

Cổng chính nằm đối diện trực tiếp cuối phía bắc của đường Bangkok, và sau năm 1920 khi đường Bangkok được đổi tên thành đường Massiges (nay là đường Mạc Đĩnh Chi), nó được biết đến với cái tên mới là nghĩa trang đường Massiges.

Nhiều nhân vật nổi tiếng của thời kỳ thuộc địa sau đó đă được chôn cất ở đây. Tuy nhiên, ngôi mộ ấn tượng nhất giai đoạn này là lăng mộ của ông Nguyễn Văn Thinh (qua đời ngày 1/11/1946) - thủ tướng đầu tiên của thời tự trị Cộng ḥa Nam Kỳ (1/6/1946- 8/10/1947).

Tháng 3/1955, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, đường Massiges được chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đổi tên thành Mạc Đĩnh Chi và tên gọi này mặc nhiên cũng trở thành tên của nghĩa trang.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, các chính trị gia cao cấp, tướng tá và thành viên nổi bật khác của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa cũng được chôn tại đây cùng với số lượng nhỏ người nước ngoài như phóng viên François Sully - làm việc ở tờ Time và Newsweek (qua đời tháng 2/1971).

Người nổi tiếng nhất được chôn cất tại nghĩa trang này là tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm và em trai - giám đốc cố vấn chính trị Ngô Đ́nh Nhu. Hai người đă bị quân đảo chính ám sát vào ngày 2/11/1963. Ngoài ra, nơi đây c̣n có mộ của thống tướng Việt Nam Cộng Ḥa Lê Văn Tỵ, chuẩn tướng Lưu Kim Cương…

lc_yeu_quy 08-28-2016 15:07

Gần ngă tư Bảy Hiền, trường Nguyễn Thượng Hiền (trước 75 là Tân B́nh), trường Quốc Gia Nghĩa Tử ... có cái nghĩa địa Pháp ... sau này cũng bị quật mồ.


All times are GMT. The time now is 03:49.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04061 seconds with 9 queries