VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Lộ một Tướng VC bấm nút không đồng ư Luật an ninh mạng (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1168066)

nguoiduatinabc 06-19-2018 11:57

Lộ một Tướng VC bấm nút không đồng ư Luật an ninh mạng
 
1 Attachment(s)
Trong khi hơn 400 ĐBQH bấm nút thông qua Luật an ninh mạng. Th́ một tướng VC không ngại trở thành số ít trong 15 ĐBQH không tán thành Luật an ninh mạng. Ngay từ đầu ông đă bày tỏ quan điểm không đồng ư với Dự luật này.
http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1529409423
Cuối năm 2017, khi Quốc hội thảo luận lần đầu về dự án Luật An ninh mạng, Thiếu tướng Phan Văn Tường, Phó tư lệnh Quân Khu 1, đại biểu Quốc hội đoàn Thái Nguyên đă không “ngại” làm thiểu số khi cho rằng nội dung của dự thảo luật này nên ghép vào Luật An toàn thông tin mạng năm 2015.

Tại kỳ họp này, sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, đại diện Văn nghệ Thái Nguyên đă t́m gặp Tướng Phan Văn Tường bên hành lang Quốc hội.

Thảo luận tại kỳ họp trước của Quốc hội th́ một số đại biểu trong đó có cá nhân tôi không đồng t́nh v́ nhiều nội dung của dự thảo Luật An ninh mạng trùng với Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh Quốc gia.

Dự thảo tŕnh Quốc hội kỳ họp này cũng đă có một số vấn đề được tiếp thu. Chẳng hạn quy định về mạng thông tin quan trọng quốc gia đă thu hẹp, phạm vi về biện pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng cũng đă được giới hạn nên được nhiều đại biểu chấp nhận.

Nhưng tôi chưa yên tâm về tác động khi tổ chức thực hiện, trước mắt ít nhiều cũng sẽ tác động đến hoạt động của các cơ quan liên quan, nhất là hoạt động của các doanh nghiệp.

V́ thế nên ông lại thêm một lần không ngại làm thiểu số, là một trong 15 vị nhấn nút không tán thành khi Quốc hội bấm nút thông qua?

Đúng, tôi là một trong số ít người chưa đồng ư ban hành Luật An ninh mạng.

Hiện nay Quốc hội biểu quyết bằng cách bấm nút điện tử, chỉ hiện tỷ lệ tán thành/không tán thành/không biểu quyết mà không rơ chính kiến của từng người. Trong khi nhiều ư kiến cử tri cho rằng nên công khai danh tính đại biểu nào đồng ư/không đồng ư trước mỗi vấn đề được đưa ra biểu quyết. Quan điểm của ông th́ sao?

Cái này cũng có đại biểu đề xuất từ những khoá trước, nếu về mặt kỹ thuật th́ làm được việc đó cũng không khó. Tôi th́ tôi không ngại công khai chính kiến. Nếu cử tri yêu cầu th́ tôi hoàn toàn đồng t́nh.

Ngoài An ninh mạng th́ dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cũng được dư luận hết sức quan tâm. Quốc hội cũng đă quyết định lùi đến kỳ họp sau tiếp tục xem xét. Cũng có ư kiến cho rằng sở dĩ phải lùi là do chưa đánh giá đầy đủ tác động và chưa tổ chức tốt việc lấy ư kiến của nhân dân, ông có đồng t́nh không?

Theo tôi th́ lùi thông qua là quyết định cần thiết để có thêm thời gian tiếp thu ư kiến nhân dân, các nhà khoa học và kinh nghiệm quốc tế.

Đặc khu là vấn đề rất mới ở Việt Nam, nhưng quá tŕnh hoàn thiện dự thảo luật có thể cách thức tiếp thu của cơ quan soạn thảo và thẩm tra chưa được toàn diện.Quá tŕnh xây dựng luật cũng chưa lường hết các yếu tố mà người dân quan tâm, nhất là chính sách đất đai. Qua thực tế quan hệ về đất đai, có những trường hợp chỉ là cho cá nhân, tổ chức khác mượn đất ngay trong làng, xă của ḿnh thôi đ̣i lại đă khó khăn, chứ chưa nói đến việc cho thuê đất có thể lên đến 99 năm như quy định tại dự thảo luật. Cho thuê lâu như thế sau này thu lại thế nào? nếu có vấn đề th́ giải quyết ra sao? Dân lo cũng là đương nhiên và lẽ ra cơ quan chức năng cần giải thích kịp thời hơn về các tác động của luật này để dân hiểu.

Về mặt thời gian th́ kỳ họp này được coi là ngắn kỷ lục (20,5 ngày làm việc) so với nhiều kỳ họp trước. Các dự án luật được thông qua và cho ư kiến cũng ít hơn nhiều. Thế nhưng có đến hai luật khiến dư luận “dậy sóng” và ngay trong chính Quốc hội cũng c̣n quan điểm rất trái chiều. Vậy có “bài học” nào được rút ra, thưa ông?

Theo tôi th́ tranh luận trong xây dựng luật là việc b́nh thường, đó là quá tŕnh thống nhất về nhận thức. C̣n nguyên tắc khi biểu quyết là thiểu số phục tùng đa số, trách nhiệm của đại biểu là khi thông qua rồi th́ phải tuyên truyền đến nhân dân chứ không giữ măi ư kiến của ḿnh được.

Vừa qua như phóng viên nói có những dự án luật trong dư luận c̣n nhiều ư kiến chưa đồng t́nh một phần cũng do thông tin đến dân chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa kịp thời khiến cử tri hiểu chưa toàn diện. Và cũng có cả nguyên nhân từ việc đánh giá tác động, tiếp thu ư kiến nhân dân nữa, đây là điều cần rút kinh nghiệm trong công tác lập pháp.

Sự quan tâm, bao gồm cả phản ứng từ dư luận với những vấn đề được bàn thảo tại nghị trường có khiến đại biểu Quốc hội cảm thấy áp lực hơn khi bấm nút quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước nói chung và các dự thảo luật nói riêng không, thưa ông?

Để làm tṛn vai đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất th́ chắc là đại biểu nào cũng áp lực ít nhiều.

Nói riêng về xây dựng pháp luật th́ ngay như Luật Công an nhân dân mới có hiệu lực ba năm đă sửa, một số luật khác cũng chỉ 3-4 năm đă sửa, điều này không chỉ lăng phí về nhân lực vật lực mà c̣n tác động đến tâm trạng của cử tri. Và đây cũng là áp lực với đại biểu Quốc hội.

Đặc thù của Quốc hội Việt Nam là đa số đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm (tức là không thể dành 100 phần trăm thời gian làm việc cho công việc làm đại biểu). Theo ông đó có phải một trong những nguyên nhân dẫn đến “tuổi thọ” của nhiều đạo luật không cao, như ông nói là 3-4 năm đă phải sửa đổi?

Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm đều có lợi thế riêng. Đại biểu chuyên trách th́ có kỹ năng lập pháp tốt hơn, c̣n đại biểu kiêm nhiệm, nhất là đại biểu công tác ở địa phương th́ có kinh nghiệm nhiều hơn trong tổ chức thực hiện, kết hợp được hai thế mạnh này trong xây dựng luật theo tôi là tốt.

C̣n nếu có ư kiến cho rằng đại biểu kiêm nhiệm không có đủ thời gian làm nhiệm vụ của ḿnh th́ không hoàn toàn đúng. Theo tôi được biết th́ hầu hết các cơ quan, đơn vị có người tham gia Quốc hội đều dành thời gian và tạo điều kiện mọi mặt để đại biểu có thể làm tṛn nhiệm vụ của ḿnh.


All times are GMT. The time now is 22:17.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03905 seconds with 9 queries