VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Chuyên viên cấp cao Việt Nam lư giải nguyên do Hoa Kỳ “nhúng tay” vào vấn đề Biển Đông (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=904139)

sunshine1104 07-29-2015 14:13

Chuyên viên cấp cao Việt Nam lư giải nguyên do Hoa Kỳ “nhúng tay” vào vấn đề Biển Đông
 
1 Attachment(s)
Vấn đề biển đảo và cụ thể là biển Đông giờ không chỉ giới hạn trong những nước Đông Nam Á nữa. Mỹ chính thức tham gia vào cuộc tranh luận và giành chủ quyền biển đảo cùng với Việt Nam, Nhật Bản, Philippines,… Dưới đây là những luận điểm một chuyên gia cấp cao tại Việt Nam đă đưa ra về nguyên do Hoa Kỳ “nhúng tay” vào vấn đề Biển Đông.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1438179203

20 năm gia nhập ASEAN (28.7.1995 - 28.7.2015) chứng kiến nhiều sự kiện của khu vực với những dấu ấn đậm nét của Việt Nam. Học giả Phạm Nguyên Long - Chuyên viên cấp cao của Việt Nam về Đông Nam Á đă có cuộc trao đổi về một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ Việt Nam - ASEAN và vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ ASEAN - thế giới.

-Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong tổ chức này trong thời gian tới?

-Ông Phạm Nguyên Long: Theo tôi, nhất định trong thời gian tới, ASEAN sẽ tiến tới 3 cộng đồng mà hiện nay là 3 trụ cột.

Tôi có niềm tin như vậy bởi lư do: các nước đều nhận thức được đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Cho nên các nước thống nhất trong khác biệt, chấp nhận khác biệt để thống nhất. Tư tưởng này tạo cho ASEAN ngày càng gắn bó với nhau. Việc ASEAN +1 (có thể là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản...) đều đem đến sự phát triển cho khu vực.



Trong việc phát triển đó, vị thế của Việt Nam có mấy điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất là vị thế chiến lược của Việt Nam trong biển Đông rất quan trọng. Rất nhiều nước muốn có được lợi thế từ vị trí của Cam Ranh. Thêm nữa, Việt Nam lại có tinh thần rất hay từ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Luôn t́m tinh thần đoàn kết với các nước sẽ dẫn đến Việt Nam được các nước giúp đỡ, phát triển.

Thứ hai là việc Việt Nam không đặt vấn đề lợi ích dân tộc của ḿnh lên trên hết trong quan hệ với các nước ASEAN mà luôn đặt lợi ích dân tộc trong lợi ích của cộng đồng. Đó là một sự đóng góp rất lớn, rất đáng kể của Việt Nam.

V́ hai lư do trên, vị thế của Việt Nam trong ASEAN sẽ ngày càng cao.
-Ngay trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đă b́nh thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Thưa ông, việc b́nh thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có tác động như thế nào đến việc Việt Nam gia nhập ASEAN?

-Ông Phạm Nguyên Long: Chúng ta phải tính được hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất là Việt Nam b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991. Nếu chúng ta chưa b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc th́ chưa chắc ASEAN đă dám chấp nhận chúng ta. V́ nếu chấp nhận ta khi đó th́ ASEAN coi như chấp nhận đối đầu với Trung Quốc.

Chính sau khi chúng ta b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc th́ đă có những biến chuyển. Các nước cảm nhận thấy rằng có thể kết nạp Việt Nam. V́ thế từ năm 1992, chúng ta là quan sát viên và năm 1995 chúng ta gia nhập ASEAN.

Cũng từ năm 1992, Mỹ dần nới lỏng lệnh cấm vận với Việt Nam và tiến tới b́nh thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995. Điều này có nghĩa là chúng ta đă thực sự hội nhập toàn cầu v́ sau khi b́nh thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ th́ Việt Nam cũng b́nh thường hóa quan hệ với các nước EU.

Các sự kiện 1991, 1992, 1995 là các sự kiện có quan hệ với nhau. Mỹ có những tính toán với ASEAN và tính toán với TQ.

Ngoài ra c̣n phải kể đến một sự kiện khác. Đó là vào năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng do phía Philippines chiếm đóng khi đó). Lúc đó, Mỹ tuyên bố Mỹ chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái B́nh Dương. Đây là một sự kiện quan trọng.

Có người nói Mỹ trở lại châu Á - Thái B́nh Dương nhưng tôi cho rằng nói như vậy là không đúng v́ bản thân Mỹ đă là một quốc gia ở Thái B́nh Dương. Chỉ là họ trở lại Đông Nam Á. Sau năm 1975, đến năm 1976, SEATO giải thể. Năm 1991 - 1992, Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự ở Philippines. Từ việc rút quân này mà Trung Quốc đă chiếm luôn đảo Vành Khăn sau đó. Chính v́ thế Mỹ phải trở lại.

Đến năm 2010, Mỹ không chỉ chuyển chiến lược trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái B́nh Dương mà c̣n chuyển trọng tâm chiến lược của khu vực vào biển Đông. Ở thời điểm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khi đó phát biểu có các luận điểm chính: Tự do hàng hải ở biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ; ḥa b́nh là điều quan trọng đối với Hoa Kỳ; tranh chấp phải bằng thương lượng, không dùng vũ lực. Luận điểm về tự do hàng hải là quan trọng nhất. Đó chính là dấu hiệu của sự "xoay trục của xoay trục". Đó cũng là lư do v́ sao từ 2010 - 2015, tốc độ phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lại nhanh đến như thế.

-Trong những điều ông vừa nói, dường như "cái lơi" của vấn đế ch́nh là biển Đông. Vậy vai tṛ của ASEAN đối với biển Đông trong bối cảnh quốc tế hiện nay như thế nào, thưa ông?

-Ông Phạm Nguyên Long: Vấn đề châu Á - Thái B́nh Dương rất quan trọng với các cường quốc trên thế giới. Và trong "ṿng cung" châu Á - Thái B́nh Dương, điểm nút chính là biển Đông. Ai làm chủ được biển Đông th́ người đó sẽ nắm được tất cả thuận lợi về chính trị, an ninh, kinh tế.

Và không chỉ Mỹ chấp nhận ai đó độc chiếm biển Đông mà cả các cường quốc khác như Nga, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ... cũng đều không chấp nhận. Khu vực châu Á - Thái B́nh Dương sẽ là tương lai phát triển của thế giới.
Do có vị trí quan trọng nên nhiều nước đều muốn nắm quyền chủ động tại biển Đông. V́ vậy, các nước ASEAN không muốn ai độc quyền chiếm lĩnh và biển Đông trở thành nơi hội tụ của các cường quốc.

-Tại biển Đông, có những nước không liên quan đến biển Đông như Lào, Myanmar; có những nước liên quan trực tiếp trong tranh chấp với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines và có những nước có liên quan một cách gián tiếp. Thưa ông, như đă nói, trong ASEAN có sự lỏng lẻo và cũng có sự chặt chẽ. Vậy những đặc tính này đă tác động như thế nào đến việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông?

-Ông Phạm Nguyên Long: Sự chặt chẽ thể hiện ở sự thống nhất một lư tưởng cao cả: Ḥa b́nh, Ổn định, Hợp tác và Phát triển, cùng nhau thịnh vượng. Ngọn cờ ḥa b́nh luôn được nêu cao. V́ vậy một nước nào đó có tranh chấp hay không tranh chấp nhưng đều không chấp nhận xảy ra xung đột tại khu vực.

Nếu có xung đột tại biển Đông th́ sẽ tạo ra sự mất ổn định cho cả khu vực, ảnh hưởng đến lư tưởng. Chính v́ vậy, khi giải quyết tranh chấp cần phải có sự "lỏng lẻo" ấy để đảm bảo ḥa b́nh.

vietbf.com

DemonHunter 07-30-2015 05:46

Đúng là chuyên viên, toàn nói láo


All times are GMT. The time now is 07:20.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03273 seconds with 9 queries