VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Cuộc sống có nghĩa ǵ? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1153263)

therealrtz 04-25-2018 02:03

Cuộc sống có nghĩa ǵ?
 
1 Attachment(s)
Đó là câu hỏi luôn ám ảnh tôi mỗi lần tôi về thăm người cha đang nằm liệt giường v́ tai biến và phải hô hấp bằng máy thở. Điều kiện trong bệnh viện không đảm bảo nên tôi đă đưa ông về nhà chăm sóc. Và gian pḥng khách đă trở thành một pḥng chăm sóc đặc biệt (Intensive Care Unit) cho ông. Trong đó, bà chị Hai của tôi đă hơn 60 tuổi bất đắc dĩ trở thành “trưởng hộ lư” cùng hai “phó” là người em gái kế cũng không dưới 60 và mẹ già 80 tuổi.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1524621700

Ở các nước phát triển, chăm sóc người bệnh, nhất là người già nằm liệt giường, là một kỹ năng chuyên nghiệp và phải được đào tạo bài bản. Với ba tôi, những nhu cầu vệ sinh căn bản hàng ngày đều cần được trợ giúp bởi ông không di chuyển được và ngay cả ngồi dậy cũng cần phải đỡ. Thời gian nằm một chỗ quá lâu trong bệnh viện khiến lưng của ông bị lở đến mức lộ cả xương. Khi chuyển về nhà th́ tư thế nằm của ông phải được thay đổi thường xuyên, cứ hai ba tiếng một lần và phải gần cả năm vết loét mới tạm liền da. “Home, sweet home”, ông được ba nữ hộ lư tại gia thay phiên nhau chăm sóc túc trực 24/24. Một tuần ít nhất hai lần có một bác sĩ vật lư trị liệu đến xoa bóp và giúp ông luyện cơ bắp.

Tôi có cơ hội thăm ông thường xuyên nhờ những chuyến về Việt Nam công tác và hiểu rằng bản thân ḿnh đang và sẽ tiếp tục đối diện với một thực tế cuộc sống mới của cha.

Ba tôi dẫu sao là người may mắn v́ có một người vợ hiền luôn vui buồn cùng ông từ hơn sáu mươi năm qua và hai cô con gái lớn độc thân đă không quản ngại sớm hôm chăm sóc cha già yếu ốm đau, cùng sự hỗ trợ mỗi người một phần việc của những thành viên khác trong gia đ́nh. Nhưng tôi tự hỏi thế hệ của chúng tôi sinh con đẻ cái ít hơn, khi về già có được chăm sóc tương đối trọn vẹn như ông không?

Đảo quốc nơi tôi đang sinh sống và làm việc hiện đang phải đối mặt với t́nh trạng dân số già đi với tỷ lệ người cao tuổi luôn theo chiều hướng tăng. Theo thống kê chính thức năm 2015, tỷ lệ người cao tuổi tại Singapore là 39,6% với 459.715 người và con số này có thể lên đến hơn 900.000 người vào năm 2030. Như vậy trong ṿng không quá 15 năm nữa, cứ 4 người Singapore th́ sẽ có 1 người cao tuổi, và thách thức đặt ra là liệu dịch vụ y tế có đủ đáp ứng cho nhu cầu người cao tuổi hay không.

Đó có lẽ cũng là lư do chính phủ đă nâng tuổi hưu lên 62 và các nhà chính sách đă phân loại ba loại người già là “young-old” (65-74 tuổi), “old-old” (75-84) và oldest-old (trên 84). Chính phủ c̣n lập ra cả một Ủy ban cấp bộ về dân số già (Ministerial Committee on Aging) với một chương tŕnh hành động cụ thể v́ người cao tuổi có tên gọi là Action Plan for Successful Aging (APSA) không chỉ của riêng Bộ Y tế (MOH) mà c̣n có cả sự phối hợp và tham gia của các bộ ngành khác, các tổ chức thiện nguyện, cộng đồng, giới học giả và doanh nhân.

Được phân bổ ngân sách 3 tỉ đô la Singapore (SGD), APSA chính thức khởi động vào ngày 24-2-2016 với 70 sáng kiến trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho phúc lợi của người già. Khó khăn lớn nhất vẫn là chăm sóc cho đối tượng các cụ từ 75 tuổi trở lên, chiếm gần 40% tỷ lệ người già. Người cao tuổi bị bệnh sẽ được bác sĩ đa khoa hay hộ lư ở các pḥng khám tư nhân hay cộng đồng chăm sóc, và sẽ chuyển đến bác sĩ hay pḥng khám chuyên khoa phù hợp nếu t́nh trạng bệnh lư nặng hơn. Quy tŕnh này được gọi là “chăm sóc và điều trị ban đầu”. Tuy nhiên, bước kế tiếp cho giai đoạn “chăm sóc và điều trị lâu dài” mới là bài toán hóc búa bởi lúc này bệnh nhân già đă được “trả” về cho gia đ́nh.

Tại Singapore, chi phí thuê một hộ lư chăm sóc cho một bệnh nhân lớn tuổi dao động từ 800-1.000 SGD/tháng (tương đương 13,5-17 triệu đồng Việt Nam). Con số này tại Việt Nam mà tôi t́m hiểu qua các dịch vụ quảng cáo mạng chỉ có phân nửa, nhưng đối với người Việt lẫn người Sing, đây quả là một khoản tiền không nhỏ cho ngân sách gia đ́nh và không có công ty bảo hiểm nào trả cho khoản mục này. Theo cảm nhận c̣n chủ quan của tôi, các dịch vụ cho người già tại Việt Nam có lẽ không có ǵ khác nhưng điều đáng học hỏi ở Singapore là sự tham gia của các cộng đồng, các hội đoàn từ thiện, tôn giáo, và đặc biệt là bàn tay “chỉ đạo” của MOH quán xuyến và phối hợp các nguồn lực xă hội, hỗ trợ việc huấn luyện đào tạo tay nghề cho những ai tham gia vào guồng máy “dịch vụ” người già.

“Tất cả mọi người đều phải chết, mà triết gia Socrates là người, vậy ông ấy cũng sẽ chết” (1). Lư lẽ trong tam đoạn luận mà tôi học được từ lúc biết vơ vẽ tiếng Pháp là một chân lư đơn giản. Nhưng có lẽ con người chỉ quan tâm và cảm nhận sâu sắc hơn chân lư đó khi người thân hay chính bản thân ḿnh phải đối mặt trước những chuyện sinh tử.

Ba tôi là một Phật tử và đă có lần ông chia sẻ với chúng tôi về triết lư vô thường. Ông nói cái chết cũng như là lúc người ta cần phải thay một cái áo mới và chuyển sang một giai đoạn hay trạng thái sinh tồn mới. Nhưng câu hỏi liệu ông có thể tiếp tục “chiến đấu” được bao lâu nữa th́ không một ai, kể cả bác sĩ chuyên khoa bậc thầy, dám - hay muốn trả lời.

Tôi ước mong vào một ngày đẹp trời nào đó ba tôi có thể ăn uống được b́nh thường, có thể ngồi được trên xe lăn để chúng tôi đưa ông ngắm phố phường bên ngoài và ghé công viên Tao Đàn nơi trước đây ông vẫn thường ra tập thể dục buổi sáng. Nhưng có lẽ tôi tham lam và đ̣i hỏi nhiều quá chăng, bởi việc ông tỉnh giấc b́nh an sau một cơn hôn mê kéo dài cả tháng và cho đến nay vẫn c̣n “mạnh giỏi” theo cách nói của dân miền Nam là một phép lạ và ban phúc của ơn trên.

Therealrtz © VietBF


All times are GMT. The time now is 00:59.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02918 seconds with 9 queries