VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Yêu đến mấy cũng không nên hôn vào tai, v́ sao? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1119966)

troopy 12-11-2017 01:30

Yêu đến mấy cũng không nên hôn vào tai, v́ sao?
 
1 Attachment(s)
Khi yêu nhau nhiều bạn đă dành những nụ hôn lăng mạn lên tai của bạn ḿnh. Thế nhưng hành động đáng yêu này lại vô cùng tai hại. Bạn nên bỏ ngay v́ có thể làm thủng màng nhĩ.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1512955707

Đừng dại sử dụng tăm bông để ngoáy hay hôn tai một cách quá mạnh nhé, dễ khiến tai của đối phương thủng như chơi đấy!

Tai là một trong những bộ phận quan trọng đảm nhiệm việc nghe của con người. Âm thanh khi truyền vào tai sẽ đi qua màng nhĩ là đưa đến bộ xử lư trung tâm tại năo để tiếp nhận thông tin. Màng nhĩ không chỉ có chức năng rung để dẫn truyền âm thanh mà c̣n là lớp áo khoác bảo vệ tai giữa khỏi nhiễm trùng.

Màng nhĩ có ba lớp, lớp biểu b́ bên ngoài, lớp xơ ở giữa và lớp niêm mạc trong cùng, màng nhĩ ngăn tai ngoài và tai giữa, có chức năng dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi nhiễm trùng từ bên ngoài.

Màng nhĩ có kết cấu siêu mỏng dễ bị tổn thương

Dù lớp màng nhĩ nằm khá sâu vào bên trong cơ thể, thế nhưng màng nhĩ rất mỏng. Chỉ với những tác động đơn giản này thôi cũng khiến nó chịu tổn thương đến không ngờ.

Hôn tai mạnh có thể bị... điếc

Trung tâm Y khoa Sheba tại ĐH Tel Aviv, Israel đă tiến hành nghiên cứu trong 80 bệnh nhân tại bênh viện chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, kết quả cho thấy chấn thương tai do áp suất chiếm đến 56%, trong đó 20 trẻ em bị thủng màng nhĩ. Điều đáng nói là các chấn thương này toàn bởi khi áp lực bên ngoài màng nhĩ giảm quá nhanh, nó không quan trọng việc áp suất mạnh hay không. Chính v́ thế việc hôn quá mạnh vào tai cũng có thể gây giảm áp suất lớn dẫn tới thủng màng nhĩ.

Chấn thương do áp suất c̣n có thể xảy ra với áp suất quá cao khi có áp lực lớn áp lên tai. Khi điều này xảy ra, không khí hoặc nước bị dồn ép vào 1 khoảng nhỏ trong tai. Khu vực này hứng chịu lượng áp lực khổng lồ ở 1 bên màng nhĩ, và bên kia th́ lại là khoảng trống. Để cân bằng áp lực, màng nhĩ có thể vỡ ra, thủng lỗ gây ra bị điếc măi măi.

Thực tế đă chứng minh nghiên cứu này hoàn toàn là có cơ sở khi sáng ngày 3/2, theo tờ China News đưa tin, tại khoa Tai - Mũi - Họng của bệnh viện Phổ Nhân, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đă tiếp nhận bệnh nhân trẻ tuổi bị thủng màng nhĩ. Nữ bệnh nhân 27 tuổi cho biết tai trái của cô đột nhiên bị ù suốt cả đêm hôm trước không rơ nguyên nhân. Sau khi kiểm tra, tiến sĩ Chen Hongxin thấy phần màng nhĩ trái của cô có một lỗ thủng nhỏ và xung quanh bị tắc nghẽn mạch máu khiến thính lực bị giảm đáng kể.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện trên màng nghĩ tai trái của bệnh nhân xuất hiện một lỗ thủng nhỏ, phần xung quanh bị tắc máu cho thính lực của cô gái trẻ giảm đi. Bệnh nhân sau đó đă thú nhận, trước đó 2 ngày, cô được bạn trai bày tỏ t́nh cảm bằng một nụ hôn tai. Chàng trai đă hôn tai bệnh nhân quá mạnh vô t́nh làm tổn thương đến vùng tai trái của cô.

Ngay sau nụ hôn cuồng nhiệt đó, cô gái cảm giác đau và không nghe rơ mọi thứ xung quanh. Suốt cả đêm đó cô không có cách nào để hết ù tai.

Tiến sĩ Chen cho biết đây lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân do nguyên nhân này. Ông cảnh báo những bạn trẻ xin lưu ư không thử nghiệm kiểu hôn này, và đến viện kiểm tra ngay nếu có dấu hiệu tai ù bất thường.

Thủng màng nhĩ do ngoáy tai bằng tăm bông

Rất nhiều người có thói quen dùng tăm bông để làm sạch tai, nhưng thực tế điều này lại không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí là có thể đem đến tác dụng ngược .Theo tờ Fox News trích dẫn lời của Tiến sĩ Christopher Chang, chuyên gia tai mũi họng tại Virginia (Mỹ) cho biết, việc vệ sinh tai không hẳn là điều cần thiết. "Nói chung ống tai có khả năng tự làm sạch. Trong một số trường hợp ráy tai có thể tích tụ và cần xử lư một chút. Nhưng phần lớn thời gian chúng ta không phải làm ǵ" - Tiến sĩ nói.

Theo các nghiên cứu, khi sử dụng tăm bông để ngoái tai, tăm bông sẽ chạm sâu vào bên trong gây ngứa và tác động đến thính giác, nếu nặng sẽ dẫn đến ù tai. Vùng da trong ống tai rất nhạy cảm nên dễ bị rách hoặc nhiễm trùng. Khi t́nh trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng mà bạn vẫn sử dụng tăm bông, phần da trong tai sẽ phồng rộp che lấp ống tai và rất khó chịu.

Ngoáy tai dễ thủng màng nhĩ

Chưa hết, đầu tăm bông quá to sẽ khiến các chất bẩn bị đẩy sâu vào bên trong hơn thay v́ ngoáy nó ra như bạn vẫn tưởng tượng. Điều tồi tệ nhất là chiếc tăm bông sẽ làm thủng màng nhĩ của bạn nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc ngoáy quá mạnh. Lúc đó bạn sẽ vô cùng đau đớn và phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chữa lành.

Khi màng nhĩ bị thủng, có thể gây đau đớn, mất thính giác, tăng nguy cơ nhiễm trùng v́ vi khuẩn có thể vào sâu trong tai. Tiến sĩ Chang chia sẻ từng gặp một bệnh nhân bị giật ḿnh khi đang vệ sinh tai. Khuỷu tay cô đập vào tường khiến bàn tay thọc sâu tăm bông vào tai, đau dữ dội, chảy máu tai và suy giảm thính giác trong một thời gian dài.

Theo báo cáo, đùng bông ngoáy tai cũng gây 40% số ca tổn thương tai và 5% trong số này cần phải phẫu thuật để chữa trị. Các nhà khoa học cảm thấy cần lên tiếng cảnh báo về nguy cơ lớn của loại bông ngoáy tai này.

Nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm khi dùng chung đồ ngoáy tai

Đừng nên tự ư ngoáy chung tại các cửa hàng vỉa hè, tự phát, không đảm bảo chất lượng, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, không có giấy phép hành nghề... Ngoáy tai chung cùng với nhiều người khác sẽ sinh ra vi khuẩn trong tai,từ đó gây ra các bệnh về tai như sưng mủ, viêm tai giữa...

Chưa hết, sử dụng chung ngoáy tai của người khác c̣n có khả năng bị HIV, viêm gan B,... các căn bệnh lây qua đường truyền máu khác v́ nếu không may làm xước da trong tai mà sử dụng chung ngoáy tai với người bị nhiễm bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị lây bệnh mà không hề hay biết.

Vậy phải làm thế nào để bảo vệ tai?

Các để bảo vệ đôi tai và màng nhĩ của bạn đó chính là... không tự tiện ngoáy tai. Nếu cảm thấy qua ngứa ngáy khó chịu, hăy đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, đồng thời để được vệ sinh một cách an toàn, hiệu quả.

Các bác sĩ khuyên tốt nhất nên dùng các dụng cụ chuyên dụng như ống tiêm bơm nước để làm sạch tai. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa thực sự phổ biến và cần tham khảo ư kiến bác sĩ. Tiến sĩ Christopher Chang, chuyên gia tai mũi họng tại Virginia (Mỹ) nhận định dù thế nào, đa số chúng ta sẽ vẫn sử dụng tăm bông. Trong trường hợp này, bạn hăy lưu ư ngoáy thật nhẹ nhàng v́ đầu bông có thể làm xước da tai, đồng thời không đưa tăm bông vào tai sâu hơn một cm.

Therealtz © VietBF

seaside230 12-11-2017 02:26

Khi yêu, người ta cắn vành tai chứ có ai hôn tai bao giờ, viết như vậy cũng viết được, thiệt t́nh....ha...ha..ha...


All times are GMT. The time now is 07:37.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02820 seconds with 9 queries