VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Giữa ḷng Hà Nội ông điếc chăm bà mù với bữa cơm 5 ngàn đồng (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1068807)

nguoiduatinabc 05-29-2017 18:05

Giữa ḷng Hà Nội ông điếc chăm bà mù với bữa cơm 5 ngàn đồng
 
8 Attachment(s)
Câu chuyện về đôi vợ chồng già ông điếc và bà mù chăm nhau khiến nhiều người xót thương.Thật khó có thể tin nổi,mỗi bữa cơm của hai ông bà chỉ hết có 5 ngàn đồng nhưng đối với ông bà như vậy đă là đủ.Ngay giữa ḷng Hà Nội lại có những hoàn cảnh đáng thương đến vậy.
http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080
Ông “điếc” chăm bà “mù”

Vừa đến thôn Đồng Lư, xă Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội), chúng tôi được một người dân ở chợ quê tỉ tê: “Ở trong thôn có ông bà Quư – Chén và ông bà Đầm – Tài là khổ lắm cô ạ. Giờ ông bà Quư – Chén mất rồi, c̣n ông bà Đầm – Tài vẫn rau cháo nuôi nhau qua ngày. Thi thoảng ông Tài lại lếch thếch đi bộ ra chợ mua thức ăn, dân ở đây ai cũng thương xót”.

Lần theo sự chỉ dẫn của người này, chúng tôi men theo con dốc dựng đứng để lên ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Tài (78 tuổi) và bà Nguyễn Thị Đầm (79 tuổi). Thoát khỏi con dốc, chúng tôi hỏi thăm nhà ông bà Đầm, Tài ,một anh trong xóm dẫn vào và thốt lên: “Ôi ông bà ấy là hộ nghèo bền vững đấy, ngôi nhà cấp 4 phía trong kia ḱa, lúc nào cũng lủi thủi”.

Nhà ông Tài nằm ngay cạnh nhà của con trai út dưới tán cây mít to, trong không gian tĩnh lặng. Đoạn ngơ đi vào là con đường đất ẩm ướt, ngày mưa nhớp nháp khó đi, không cẩn thận rất dễ bị trượt ngă.

Nh́n vào trong, đập vào mắt chúng tôi là h́nh ảnh một bà cụ đang lom khom cầm cái chổi cùn khua loạn xạ khắp sân, không bận tâm xem ai đến nhà. “Bà Đầm mắt mờ, nh́n không rơ đâu, tai lại điếc phải ghé sát, nói to may ra bà ấy mới nghe được, cho nên người lạ vào bà cũng không thấy”, anh hàng xóm giải thích.

Chúng tôi đứng ở sân một lúc, quan sát bà cụ xem sao. Đúng như những ǵ anh hàng xóm nói, bà Đầm không để ư đến ai, một tay khua chổi, một tay sờ dưới sân rồi ṃ mẫm từng bước đi ra sau nhà.

Thấy người lạ, ông Tài ở trong nhà đi ra mời khách vào xơi nước. “Bà nhà tôi mắt kém, nặng tai không biết ai vào ai ra, cô đừng để tâm”. Nói xong, ông Tài rót nước mời khách, nh́n xa xăm rồi tỉ tê chuyện đời.

“Khi con cái lớn lập gia đ́nh, tôi với bà nhà sống với nhau như thế này đă được 25 năm rồi. May được Nhà nước dựng cho cái nhà nên c̣n có chỗ chui ra chui vào” – ông Tài nói.

5 ngh́n đồng/bữa ăn
Ông Tài và bà Đầm lấy nhau và có được 4 người con, 2 trai 2 gái. Ông bà đông con nhưng cô con gái đầu bỏ đi mấy chục năm nay biệt vô âm tín, cô con gái thứ 2 lấy chồng xa thi thoảng mới về thăm bố mẹ, cậu con trai thứ 3 sống sát vách, c̣n cậu út th́ mất từ lúc nhỏ.

“Dù ở ngay cạnh nhưng nó cũng chả bao giờ hỏi han bố mẹ. Tết nhất cũng chả đem cho cái ǵ, mặc tôi và bà nhà sống như thế nào cũng được”, ông Tài vừa nh́n lên trần nhà vừa rơm rớm nước mắt chia sẻ về cậu con trai thứ 3.

Trước đây, 2 ông bà c̣n sức khỏe nên vẫn đi ṃ cua, bắt ốc bán kiếm tiền qua ngày. Nay tuổi cao sức yếu, ông bà không làm được ǵ ra tiền nữa nên chỉ quanh quẩn ở nhà với đồng trợ cấp ít ỏi 700 ngh́n đồng/tháng nuôi nhau sống qua ngày. Ông Tài bị điếc phải ghé sát tai nói to mới nghe được, thế mà ông vẫn “khoẻ” hơn vợ nhiều lắm bởi bà Đầm mắt mờ, chân run, tai cũng không nghe rơ.

“Hàng ngày tôi vẫn đi bộ xuống chợ mua thức ăn, may giờ thịt lợn rẻ mua khoảng 20 ngh́n được 3 lạng cả nạc lẫn mỡ về kho mặn, ăn kèm rau tôi và bà nhà cũng ăn được 2 ngày đấy. Bữa sáng chúng tôi thường nhịn để dành cho bữa trưa và chiều tối, làm vậy đỡ tốn kém cô à!”, nhấp ngụm nước, ông Tài kể lại.

Theo lời ông Tài, mỗi bữa ăn của hai ông bà mất khoảng 5 ngh́n đồng. Thi thoảng xuống chợ, mọi người thương t́nh lại cho mớ rau.

Trong khi đó, một người b́nh thường dù tiết kiệm đến mấy, ăn sáng một gói xôi ít nhất cũng mất 5-7 ngh́n/gói, người nào ăn sang hơn th́ chi 25 – 30 ngh́n đồng/bữa sáng. Ấy vậy mà ở quanh ta vẫn có những chuyện khó tin nhưng có thật, ngay giữa ḷng Hà Nội này vẫn có một cặp vợ chồng già phải tằn tiện, chắt bóp chi tiêu cho bữa ăn chỉ với 5 ngh́n đồng nhưng vẫn thấy no đủ.

Quan sát trong nhà ông Tài, chúng tôi không thấy ǵ đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ được đứa cháu cho, 2 chiếc giường, một bộ bàn ghế nhựa và bộ ấm chén đă ngả màu. Quanh nhà đầy những thùng to, thùng nhỏ được che đậy kỹ càng, hỏi ra mới biết đó là nước mưa ông bà dùng để ăn và sinh hoạt hàng ngày. C̣n cái chum bên cạnh đựng mấy cân gạo, nhưng không biết từ bao giờ đă lúc nhúc mọt “sống nhờ” trong đấy.

Chỉ tay vào những chậu nước, ông Tài cười nói: “Tranh thủ những hôm mưa tôi mang xô, chậu ra hứng nước để sử dụng, già cả rồi đi xách nước ở xa sao được, nhà lại không có giếng nên chỉ c̣n cách làm vậy thôi”.

“Hộ nghèo bền vững”
Ngồi nói chuyện nhưng không thấy bà Đầm đâu, chúng tôi ṿng ra sau nhà mới biết bà đang ṃ mẫm nhổ cỏ xung quanh. Chúng tôi ghé sát tai, hỏi to, bà nghe câu được câu không rồi ậm ừ nói: “Tôi giờ mắt kém nên không đỡ đươc ông nhà cái ǵ, chỉ có nằm rồi lại ngồi, chán quá th́ ṃ mẫm ra sau nhà nhổ cái cỏ cho đỡ buồn”.

Chốc chốc bà Đầm lại thở dài: “Giờ sống được nhờ hỗ trợ của Nhà nước nhưng tôi lo khi chết đi không biết lấy tiền đâu mà thiêu. Trong làng giờ có tục lệ, cứ hễ ai chết là phải đem đi thiêu, lo lắm cô à. Số khổ từ nhỏ lúc về già cũng không sướng được, đến cái chổi c̣n chả có mà quét nữa là…”. Bà Đầm bỏ dở câu nói rồi lại cắm cúi nhổ cỏ.

Ngày qua ngày, bữa nào cũng vậy, ông Tài lọ mọ cắm cơm, thái rau, nhóm bếp nấu ăn chăm bà. Căn bếp nhỏ chất đầy củi, vẻn vẹn một chỗ ngồi để đun nấu, bên ngoài không có cửa, ông Tài phải lấy nứa để che chắn cho khỏi mưa ướt.

Cạnh căn bếp, trên bậc thềm nhà là cái chạn đă cũ kỹ, rách bươm không biết sẽ đổ sập lúc nào, lỏng chỏng vài ba cái bát và mấy đôi đũa. Nh́n quanh không thấy có gia vị, chúng tôi hỏi ra mới biết, ông bà chỉ có mỗi chai nước mắm, không có ḿ chính hay dầu ăn. Cái liễn dùng để đựng mỡ sạch bong kin kít vẫn nằm im trong chạn bát.

Khi nấu nướng xong, ông Tài bê mâm cơm dọn ra giữa nhà. Thấy bà Đầm ngồi trên giường nh́n xa xăm, ông đến lay bà ra ám hiệu mời xuống ăn cơm. Trong mâm cơm chiều, bữa ăn 5 ngh́n đồng của hai ông bà chỉ có một bát con đựng rau, vài ba miếng thịt cùng mấy miếng đậu cháy sém đen ś do không có mỡ.

H́nh ảnh hai ông bà quây quần bên mâm cơm, ông nhoẻn miệng cười gắp đồ ăn cho bà, có mấy miếng thịt ông cũng để dành cho bà c̣n ông chỉ ăn rau và đậu khiến chúng tôi không khỏi động ḷng.

“Hôm nay con gái xuống thăm cho được mấy túi rau và ít thịt nên mới có thịt nạc ngon như này, chứ b́nh thường tôi chỉ dám mua nửa nạc nửa mỡ ăn cho rẻ thôi”, ông Tài móm mém cười nói.

Nói về bố mẹ chồng, trái ngược với những ǵ ông Tài chia sẻ, cô con dâu thứ của ông khẳng định do ông bà khó tính không ở được với con cháu nên mới ra ở riêng. C̣n về hoàn cảnh, chị này cho biết con cái kinh tế ai cũng khó khăn nên không giúp đỡ được nhiều.

C̣n theo lời của cán bộ thôn, hoàn cảnh của ông bà Đầm – Tài đúng là khó khăn, nhưng ông bà vẫn có trợ cấp hàng tháng. Vị cán bộ thôn cũng nhấn mạnh: Con cái ông bà, ai kinh tế cũng eo hẹp chứ không phải không quan tâm đến bố mẹ.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1496081080

Gibbs 04-09-2024 01:50

Có ai nghĩ tiếng Việt ḿnh lại tinh tế đến vậy. Cơm là thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. V́ thế nói bữa cơm tức là bữa ăn đó thôi. Nhưng, nếu nói vợ chồng nó căi nhau như cơm bữa th́ ư nghĩa là đó là chuyện thường xảy ra, chẳng có ǵ lạ. Từ chuyện cơm mà suy rộng ra, biết đâu c̣n lắm chuyện để nói.
Trong văn hoá ẩm thực của người Việt, mâm cơm gia đ́nh thể hiện t́nh cảm và sự gắn bó giữa các thành viên, chứa đựng nhiều ư nghĩa và giá trị sâu xa về sự sum họp hạnh phúc.
Phải chăng v́ lẽ đó mà trong đời sồng hằng ngày, người Việt thường nhắc đến từ “ cơm “, rồi dần dà đưa vào thành ngữ, và cả ca dao tục ngữ nữa. Tất cả phản ánh cuộc sống vật chất và cách ứng xử, những bài học về đối nhân xử thế.
Ăn cơm chùa không cần phải lên chùa, đó chỉ là cách nói chỉ việc ăn khỏi trả tiền. Cơm chim khiến liên tưởng tới việc con chim mổ từng hạt nên cơm chim khá ít. Kẻ ăn cướp cơm chim là kẻ trắng trợn ăn cướp những thứ nhỏ nhặt của những người không có khả năng tự vệ. Cơm thường ăn với canh nhưng nước mắt chan cơm chỉ nỗi đau tột cùng của con người, ngồi ăn mà nước mắt đầm đ́a. Nhưng dù có thế nào th́ cũng đừng bỏ cơm, lúc ấy người nhà chỉ c̣n biết cúng cơm thôi. Mà cũng đừng ăn cơm chúa, múa tối ngày.
Khổ cực đành phải ăn cơm thừa canh cặn, mơ ǵ đến cơm vàng cơm bạc như trong truyện Tấm Cám. Cũng có lúc phải chịu cảnh cơm hàng cháo chợ.
Dặn ḍ nhau liệu cơm gắp mắm, ăn coi nồi, ngồi coi hướng, đừng có ăn cháo đá bát, nhất là đừng biến thành những kẻ giá áo túi cơm. Dặn riêng các bạn trẻ, yêu nhau đến mấy cũng đừng ăn cơm trước kẻng. Và cũng đừng Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng. Mà nhớ đừng: Ăn cơm mới nói chuyện cũ.
Nấu cơm là việc thường ngày nhưng nhớ cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời.
Cơm sôi nhỏ lửa, mấy đời cơm khê. Cơm sôi nhỏ lửa th́ ngon, Cháo sôi to lửa th́ c̣n nồi không.
Và cũng đừng quên Cơm sống v́ nồi, không sống v́ vung, Cơm sống tại nồi, cơm sôi tại lửa. Cơm vừa sống vừa khê cũng không sao v́ Cơm này vừa sống vừa khê, Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm nào. Cũng có lúc Cơm khê là cơm thảo, Cơm nhăo là cơm hà tiện. Nấu cơm là việc thường ngày, đừng để bị chê: Đàn bà chẳng phải đàn bà, Thổi cơm cơm khét, muối cà cà chua. Và cũng nên nhớ Giúp lời không ai giúp của, Giúp đũa không ai giúp cơm. Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng, Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền.
Theo kinh nghiệm th́ Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến, Ba bà bốn truyện, kể chuyện nàng dâu. Cơm hẩm ăn với rau dưa, Quan họ làm khách em chưa vừa ḷng. Cơm no th́ chớ gội đầu, Đói th́ chớ có tắm lâu tật nguyền. Mà suy cho cùng th́ Giàu cơm ba bữa, Khổ cũng đỏ lửa ba lần. Cơm ba bữa, áo ba manh, đói chẳng xanh, rét chẳng chết.
Bữa cơm chẳng cần cao lương mỹ vị ǵ v́ Cơm cà là nhà có phúc. Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Cá rô canh cải chấm gừng, Không ăn th́ chớ xin đừng mỉa mai. Khuyên chàng đừng ở đơn sai, Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc ḷng.
V́ yêu nên không ngại: Thương chồng nấu cháo le le,Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
Trông cho rau muống mau xanh, Để em cắt nấu chén canh mặn mà, Nhà em không vịt không gà, Chỉ có dưa muối, đậu cà đăi anh.
Anh nói em cũng nghe anh, Bát cơm đă trót chan canh mất rồi. Nuốt đi đắng lắm anh ơi, Bỏ ra th́ để tội trời ai mang.
Đói ḷng ăn đọt chà là, Để cơm nuôi mẹ cho tṛn nghĩa xưa.
Vậy mà Đàn ông đều thích ăn quà, Ăn quà xong lại về nhà ăn cơm. Nhai cơm như thể nhai rơm, Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.
Nói đến cơm là nghĩ ngay đến việc cày ruộng: Cơm ăn một bát sao no, Ruộng cày một lượt sao cho đành ḷng. Sâu cấy lúa, cạn gieo bông, Chẳng ương được đỗ th́ trồng ngô khoai.
Bữa cơm phải có món này món khác, hăy nghe lời dặn ḍ: Ăn cơm có canh, tu hành có văi. Ăn cơm với rau phải ngắm sau ngắm trước. Ngược lại Ăn cơm không rau như đám ma nhà giàu không có nhạc. Ăn cơm không rau như đánh nhau không người gỡ. Ăn cơm không rau như đau không thuốc.
Gạo th́ nấu cơm c̣n nếp nấu xôi. Thấy nếp th́ lại thèm xôi. Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm. Hai tay xới xới đơm đơm, Công ai cày cấy sớm hôm đó mà.
Cơm, bữa cơm, ăn uống tràn ngập trong tục ngữ ca dao vậy đó. Nhưng chưa hết đâu. Kho tàng truyện cổ dân gian cũng có nhiều truyện nhắc đến cơm. Trước tiên là Cơm Thạch Sanh. Truyện về Thạch Sanh Lư Thông dài lắm. Đại khái Thạch Sanh là con vợ chồng bác tiều phu hiếm muộn, do Ngọc Hoàng cho thái tử xuống đầu thai. Năm Thạch Sanh 13 tuổi, Ngọc Hoàng sai người xuống dạy cho Thạch Sanh vơ nghệ và nhiều phép thần thông biến hoá. Nhờ đó mà Thạch Sanh giết được con trăn tinh, rồi sau đó lại giết con đại bàng. Thạch Sanh được tặng một cây đàn và một niêu cơm.
Sau nhiều gian truân, bị hăm hại, Thạch Sanh được nhà vua gả con gái cho. Nghe tin này, chư hầu 18 nước láng giềng oán hận, họp nhau lại kéo đến kinh thành quấy phá. Nhà vua bối rối. Thạch Sanh mang niêu cơm ra tuyên bố: Nếu các ngươi ăn hết niêu cơm th́ ta sẽ giao công chúa. Quân binh thấy niêu cơm nhỏ xíu liền cười khinh bỉ. Nào ngờ quân binh ăn măi không hết, niêu cơm cứ vơi lại đầy. Trong lúc đó, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn nỉ non ai oán, quân binh không c̣n ư chí chiến đấu nữa, bỏ về nước cả. Nói cơm Thạch Sanh là nhắc lại chuyện này.
Nhà Phật lại có chuyện bát cơm biến thành lửa của Mục Kiền Liên, một vị tỳ kheo trong thời kỳ Đức Phật c̣n tại thế. Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, lúc c̣n sống chẳng những không tin Tam Bảo lại c̣n phỉ báng. Bởi vậy khi chết bà bị đoạ xuống địa ngục. Mục Kiền Liên biết rằng mẹ ḿnh xuống địa ngục sẽ khổ. Ông bèn dùng phép thần thông mang xuống cho mẹ một bát cơm đầy. Bà Thanh Đề vội vàng bưng lấy bát cơm nhưng do ḷng tham, bà dành ăn một ḿnh. Nhưng khi đưa cơm lên miệng th́ cơm biến thành ngọn lửa đỏ rực.
Mục Kiền Liên trở về thưa với Đức Phật và được khuyên là vào ngày rằm tháng bảy hăy lập lễ vu lan bồn. Mục Kiền Liên nghe lời, ông thực hiện việc này và ngày hôm đó mẹ của ông được cứu vớt. Mục Kiền Liên khuyến khích chúng sinh vào ngày rằm tháng bảy tổ chức lễ vu lan bồn để báo hiếu cha mẹ.
Truyện cổ dân gian c̣n có chuyện bát cơm Phiếu Mẫu. Thời nhà Tần ( thế kỷ thứ hai trước Công nguyên ), có cậu bé tên là Hàn Tín mồ côi cha mẹ, tuổi thơ cơ cực, sống bằng nghề câu cá, có khi cả tuần không câu được con nào.
Tuy vậy, Hàn Tín vẫn mê đèn sách, nghiên cứu binh thư nên lúc nào cũng đeo kiếm như con nhà vơ.
Một hôm có kẻ bán thịt ngoài chợ tên là Ác Thiểu đón đường làm nhục. Nhà ngươi đeo kiếm, có dám chém ta không, nếu không hăy chui qua háng ta th́ ta tha cho. Hàn Tín không do dự, thản nhiên chui qua háng hắn trong sự chê cười của mọi người.
Xóm chợ này có bà già tên là Phiếu Mẫu kiếm ăn bằng cách giặt đồ thuê. Tuy cũng thiếu trước hụt sau nhưng thấy t́nh trạng cậu bé Hàn Tín bà vẫn chia cơm cho cậu ăn cùng. Những lần Hàn Tín ngượng không dám đến chỗ bà th́ bà cho người đem cơm đến đặt trước lều của Hàn Tín. Người trong xóm biết chuyện gọi đó là bát cơm Phiếu Mẫu.
Về sau, Hàn Tín pḥ tá Lưu Bang, lập nên cơ nghiệp thống nhất thiên hạ. Ông được phong tước hầu, trở về quê cũ cai trị. Ông liền cho người đi t́m bà Phiếu Mẫu và tên bán thịt Ác Thiểu. Hàn Tín sai người lấy một ngàn lạng vàng đem thưởng cho bà Phiếu Mẫu. C̣n tên bán thịt th́ lo sợ, chỉ xin tha tội chết. Thế nhưng Hàn Tín vẫn rộng ḷng tha thứ, ban cho hắn một chức quan nhỏ.
Vậy là từ chuyện bữa cơm và cơm bữa, ta đă nhắc lại đủ thứ chuyện đông tây kim cổ. Đă đến lúc trở về, tĩnh lặng trong ngôi nhà quen thuộc, nấu nồi cơm và chờ nghe tiếng cơm sôi. Đi đâu rồi cũng trở về v́ tiếng cơm sôi đó. Thôi về nhà cùng Phạm Hữu Quang ngâm lên hai câu sau đây cho đỡ nhớ:
“Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt,
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà!”.


All times are GMT. The time now is 02:51.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05986 seconds with 9 queries