VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Iraq lên vơ đài chống Mỹ trong cuộc chiến giá dầu (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=856344)

Hanna 01-05-2015 16:06

Iraq lên vơ đài chống Mỹ trong cuộc chiến giá dầu
 
1 Attachment(s)
Có thể nói, cuộc chiến giá dầu hiện tại giữa Mỹ, Nga và OPEC đang thực sự trở thành một trong những cuộc chiến hấp dẫn và gay cấn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cuộc chiến đă diễn ra được hơn một tháng, và vẫn chưa mèo nào cắn mỉu nào.Sau khi Mỹ tuyên bố bắt đầu xem xét gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô để nâng cao tính cạnh tranh cho dầu của nước này, th́ đến lượt Nga và thành viên quan trọng thứ hai của OPEC là Iraq lên tiếng.

Trên thực tế, giới phân tích đă sớm chỉ ra những vấn đề của OPEC trong cuộc chiến giá dầu mà họ phát động để chống lại Nga và Mỹ, đó là những rắc rối nội bộ của các nước thành viên của tổ chức này. Nếu như Nga và Mỹ là hai quốc gia riêng biệt th́ OPEC lại là tập hợp của nhiều nước, trong số đó có không ít những nước đang gặp rắc rối về kinh tế hay chính trị để đảm bảo đủ sức theo đuổi một cuộc chiến giá dầu kéo dài.

Và thực tế là những hệ quả của nó đă xảy ra, Venezuela đang ngày càng lâm vào cảnh nợ nần do kinh tế trong nước khủng hoảng c̣n Lybia th́ đang phải giảm một nửa lượng dầu xuất khẩu do xung đột quân sự trong nước.

V́ thế, mọi cặp mắt đang hướng về Iraq, thành viên có quyền lực thứ hai trong OPEC sau Ả Rập Saudi. Nếu như Saudi, với trữ lượng dầu và dự trữ ngoại tệ khổng lồ của ḿnh chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận bỏ cuộc, th́ vấn đề sẽ được quyết định bởi Iraq. Bản thân nước này cũng đang gặp rắc rối với Nhà nước Hồi giáo IS, nếu như Iraq cũng gặp phải t́nh trạng tương tự như Lybia và lượng dầu xuất khẩu của nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 OPEC này tụt đủ để kích giá dầu lên cao trở lại th́ cũng đồng nghĩa với việc OPEC đă thất bại trong cuộc chiến này.

Nhưng có vẻ như thế giới đă hơi đánh giá thấp Iraq, đất nước Trung Đông này đang chứng tỏ nỗ lực vượt bậc của ḿnh trong cuộc chiến mà Ả Rập Saudi đă phát động với tư cách là thành viên của OPEC. Iraq đang tự phá vỡ kỷ lục xuất khẩu dầu của chính ḿnh khi đă đạt đến con số 2,94 triệu thùng/ngày, nhiều nhất kể từ những năm 80.

Tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu không phải là nỗ lực duy nhất của Iraq, để đạt được con số xuất khẩu ấn tượng trên Iraq đă đạt một thỏa thuận với khu vực bán tự trị người Kurd để xuất khẩu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt khoảng thời gian dài bất đồng về quyền lănh thổ và sử dụng các nguồn tài nguyên tại đây.

Thỏa thuận này cho phép xuất khẩu 550.000 thùng dầu/ngày từ miền Bắc Iraq tới cảng Ceyhan trên Địa Trung Hải, cùng một đường ống dẫn tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ qua Kurdistan. Điều này bao gồm 300.000 thùng dầu/ngày từ các mỏ ở Kirkuk miền Bắc Iraq dưới sự kiểm soát của các lực lượng người Kurd sau khi đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS.

Có vẻ như Iraq đang thực sự coi trọng cuộc chiến giá dầu này và đang làm tất cả những ǵ có thể để đảm bảo OPEC giành chiến thắng, dù sự sụt giảm giá dầu hiện nay đang khiến nước này gặp nhiều rắc rối liên quan đến thâm hụt ngân sách.

Nhưng, Iraq cũng không phải là nước duy nhất chứng tỏ sự mạnh mẽ trên thị trường dầu. Nếu như đất nước Trung Đông đang đạt đến mốc kỷ lục xuất khẩu dầu từ những năm 80 th́ Nga đang hướng đến việc phá vỡ kỷ lục lớn nhất của Liên Xô ở mức 10.667.000 thùng/ngày.

Bất kể những khó khăn liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế, Nga vẫn tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu trong tháng 12 lên 0,3%, và giờ đây khi xứ sở bạch dương đă tương đối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế của ḿnh th́ không c̣n nghi ngờ ǵ về việc nước này sẽ tiếp tục tăng sản lượng xuất khẩu dầu của ḿnh lớn hơn nữa để đè bẹp sự kháng cự từ các đối thủ là OPEC và Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, về lâu dài Nga đang là người có lợi thế hơn. Sản lượng của nước này đă không giảm chút nào kể cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và gần như sẽ chẳng thể xảy ra khi kinh tế Nga đă thoát khỏi khủng hoảng. Sự cứng rắn đến kiên quyết của Putin trong vấn đề này là một đảm bảo cho việc Nga sẽ không giảm sản lượng ít nhất là đến hết năm 2015.

Trong khi đó, OPEC đang phải gồng ḿnh và phải cần đến sự hỗ trợ của thành viên quyền lực thứ hai để giải quyết khó khăn, việc Iraq tăng sản lượng được xem là động thái hỗ trợ Lybia để bù vào lượng dầu mà nước này đă không thể xuất khẩu do xung đột quân sự đă gián tiếp đẩy giá dầu lên cao khiến cho chiến lược của OPEC gặp trục trặc.

Và khi mà đă có khá nhiều nước thành viên phàn nàn về sự hỗ trợ của thành viên quyền lực nhất là Ả Rập Saudi th́ có trời mới biết được những ǵ sẽ xảy ra trong nội bộ của OPEC và nó sẽ đem lại những hậu quả nào.



vnn


All times are GMT. The time now is 06:55.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03582 seconds with 9 queries