VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Tại sao vết muỗi đốt lại ngứa lâu tới vậy? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1160687)

therealrtz 05-21-2018 14:16

Tại sao vết muỗi đốt lại ngứa lâu tới vậy?
 
1 Attachment(s)
Bạn đă bao giờ tự hỏi rằng tại sao vết muỗi đốt lại ngứa lâu và dai như vậy? Bởi v́ khi muỗi đốt, muỗi c̣n truyền thêm nước bọt của nó. Nước bọt của muỗi chứa một loại protein mà cơ thể người dị ứng, khiến vết muỗi đốt trở nên ngứa ngáy và khó chịu.

Nghiên cứu trước đây đă kết luận rằng hệ miễn dịch của người phản ứng với nước bọt của muỗi, nhưng không nói rơ là phản ứng đến mức độ nào, v́ khi đó các nhà nghiên cứu chỉ thí nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch của chuột.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1526912108

C̣n trong nghiên cứu mới đây, vừa được công bố trên tạp chí khoa học của Mĩ chuyên về các bệnh nhiệt đới (PLOS Neglected Tropical Diseases), các nhà khoa học đă tạo ra một bản sao hệ miễn dịch của người trên cơ thể chuột để tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra rằng hệ miễn dịch của người có thể phản ứng với các prô-tê-in trong nước bọt của muỗi trong ṿng 1 tuần, điều này giải thích v́ sao bạn có cảm giác ngứa lâu như vậy.

Các nhà nghiên cứu cũng chú thích rằng hệ miễn dịch họ tạo ra trên chuột không có đầy đủ mọi thành phần hệt như hệ miễn dịch của người và trong tương lại họ sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu để có kết quả toàn diện hơn.

Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học của Trường đại học Dược Baylor ở Texas, Mĩ, tiêm cho chuột tế bào máu gốc của người lấy từ cuống rốn, các tế bào này sau đó trở thành các dạng tế bào máu khác nhau, trong đó có tế bào hệ miễn dịch.

Khi chuột trưởng thành và có một hệ miễn dịch hoàn chỉnh gần như của người, các nhà nghiên cứu cho muỗi đốt vào bàn chân mỗi con chuột khoảng 4 lần. Nghiên cứu tế bào tủy xương, da và lá lách của những con chuột này cho thấy một số tế bào miễn dịch vẫn hoạt động sau 7 ngày chuột bị muỗi đốt.

Tác giả của nghiên cứu, Giáo sư ngành vi rút học Rebecca Rico-Hesse của Trường đại học Dược Baylor cho biết trong thí nghiệm, hệ miễn dịch sinh ra rất nhiều phản ứng, ví dụ như các mức độ cytokine (các phân tử báo hiệu tế bào giúp điều ḥa giữa các tế bào trong phản ứng miễn dịch và kích thích sự di chuyển của tế bào tới các vị trí viêm) lúc tăng lúc giảm mỗi lần nghiên cứu, nhưng khi pha trộn các tế bào miễn dịch của người với nước bọt của muỗi trên đĩa cấy thí nghiệm th́ họ thấy càng để lâu các cytokine càng tăng lên mà thôi.

Các phát hiện mới này cho thấy tầm quan trọng của việc t́m hiểu đầy đủ hơn nữa về hệ miễn dịch được nhân hóa, bởi v́ nếu chỉ làm trên đĩa cấy, chúng ta chỉ có một nhóm nhỏ các tế bào của hệ miễn dịch chống lại chuột, trong khi tất cả những tế bào này vẫn đang tương tác và sống trong các mô khỏe mạnh và phát triển ở những chỗ khác như là tủy xương và lá lách.

Giáo sư Rico-Hesse cho biết, tới đây bà sẽ tiến hành thí nghiệm tương tự với muỗi nhiễm vi rút Zika hoặc vi rút sốt xuất huyết. “Có thể là vi rút lợi dụng trú ngụ trong các tế bào mà nước bọt của muỗi truyền vào da sau khi muỗi đốt. Việc các tế bào này hoạt động lâu đến tận 7 ngày cho thấy vi rút có thể trốn khỏi sự phá hủy hệ miễn dịch.

Nếu chúng ta có thể phong tỏa những tác động của protein trong nước bọt của muỗi th́ có thể phong tỏa được toàn bộ các vi rút và kí sinh trùng truyền qua muỗi.” Và như vậy con người hoàn toàn có thể hi vọng sớm t́m ra phương pháp hữu hiệu chữa các bệnh mà muỗi là vật lây trung gian.

VietBF © Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 12:41.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03596 seconds with 9 queries