VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Cứu người nhà thoát cơn đột quỵ (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1206699)

troopy 11-19-2018 05:07

Cứu người nhà thoát cơn đột quỵ
 
1 Attachment(s)
Khi bị đột quỵ, dấu hiệu đầu tiên là méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ. Làm thế nào để cứu người nhà thoát cơn đột quỵ?

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1542604018

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, 50% tử vong, số được cứu sống có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói và nuốt, rối loạn tâm lư.

Thân nhân người bị đột quỵ thường bất ngờ, lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lư. Nhiều trường hợp cạo gió, cắt lễ, xông hơi… khiến t́nh trạng người bị đột quỵ càng nặng hơn.


Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, cho biết 95% người đột quỵ năo với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.

“Không chỉ nhân viên y tế mà người nhà bệnh nhân có thể biết 3 dấu hiệu trên. Nếu phát hiện th́ không làm ǵ cả, quan trọng nhất là nghĩ xung quanh gần nhà ḿnh có bệnh viện nào gần nhất điều trị đột quỵ hiệu quả th́ nhanh chóng đưa đến. Bởi nếu chuyển đến bệnh viện không có quy tŕnh điều trị đột quỵ th́ sẽ tăng nguy cơ tử vong và tàn phế”, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng nói.

Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng đă những thông tin trên tại hội thảo cập nhật các phương pháp điều trị đột quỵ và ra mắt Đơn vị đột quỵ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài G̣n diễn ra ngày 17.11.

Bác sĩ Thắng cảnh báo, nếu bệnh nhân đến bệnh viện không có quy tŕnh điều trị đột quỵ nhưng bệnh viện vẫn giữ bệnh nhân lại, nếu có chuyển viện th́ bệnh nhân cũng phải trải qua chụp CT Scanner, MRI… làm mất giờ vàng của bệnh nhân. Có nhiều bác sĩ thích chụp MRI, nhưng MRI đọc khó hơn so với CT Scanner, nếu bệnh viện không có chuyên gia đọc MRI th́ bác sĩ đọc rất dễ nhầm lẫn nhồi máu năo và xuất huyết năo.

Từ tháng 2.2017 đến 2.2018, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM đă tiếp nhận 2.544 ca đột quỵ. Trong đó có 14% bệnh nhân đến sớm trong thời gian 4,5 giờ; hơn 9% đến 4,5 - 6 giờ, gần 41% đến từ 6 - 24 giờ và gần 36% đến sau 24 giờ.

Theo bác sĩ Thắng, 75% bệnh nhân đến được bệnh viện th́ đă vượt quá thời gian vàng cứu chữa. Về nguyên tắc, cứ mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% nguy cơ tử vong, đồng nghĩa tăng 4% cơ hội sống sót.

Hiện cả nước đă có trên 40 trung tâm, đơn vị điều trị đột quỵ.

VietBF © sưu tầm


All times are GMT. The time now is 00:54.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02743 seconds with 9 queries