VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Khổng Tử rất khinh rẻ dân thường? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1137862)

Gibbs 02-21-2018 05:23

Khổng Tử rất khinh rẻ dân thường?
 
3 Attachment(s)
Trong khi Việt Nam đua nhau xây dựng các nhà chùa, đ́nh của Khổng Tử, nhiều người dân không ư thức được rằng Khổng Tử là một kẻ rất khinh dân thường. Thật vậy, không phải ai theo học đạo Nho cũng đều được làm quan. Vào thời nhà Chu và trước đó, những người được chọn để ra làm quan được gọi là "sĩ" và được đặt dưới quyền quản lư của một quan tư đồ ; họ được huấn luyện sáu nghề : lễ (các nghi thức), nhạc, xạ (vơ và bắn cung), ngự (điều khiển xe, ngựa), thư (ghi chép tài liệu) và số (bói toán). Nếu lấy h́nh ảnh thời nay th́ sĩ là những học viên của một trường quốc gia hành chính, với một khác biệt căn bản là các học viên tốt nghiệp không phục vụ một quốc gia mà làm đầy tớ cho một người chủ.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1519190534
Xă hội Trung Quốc từ ngày lập quốc đến rất lâu sau khi Khổng Tử ra đời và mất đi, cần nhấn mạnh là rất lâu sau khi Khổng Tử mất, được chia làm ba giai cấp vương hầu, quân tử và tiểu nhân. Sự phân chia này thuần túy dựa vào chỗ đứng trong xă hội chứ không mang một nội dung đạo đức nào. Vương hầu là những quí tộc giàu có, có đất đai và nông nô. Tiểu nhân, c̣n gọi là dân, là những nông nô bần cùng sống dưới sự thống trị của giai cấp quí tộc, dĩ nhiên giai cấp tiểu nhân chiếm tuyệt đại đa số trong xă hội. Quân tử là giai cấp trung gian giúp giai cấp quí tộc thống trị giai cấp tiểu nhân...

... Điều rất đáng ngạc nhiên là tuyệt đại đa số những người bàn luận về Khổng Giáo không hiểu ư nghĩa của những từ ngữ "quân tử" và "tiểu nhân" ở vào thời đại của Khổng Khâu (và rất lâu sau khi ông đă qua đời) nên họ thường hay coi sĩ và quân tử là những giá trị tinh thần, biểu tượng của một nhân cách, một đạo đức và họ hay đồng hóa sĩ và quân tử với sự cao thượng. Thực ra "nho" chỉ là những người học để ra làm quan, "sĩ" là những nho được tuyển chọn để được huấn luyện thành quan, "quân tử" là một giai cấp, giai cấp của kẻ sĩ, những kẻ làm tay sai cho các vua chúa để thống trị quần chúng. C̣n "tiểu nhân" chỉ có nghĩa là quần chúng mà thôi. Có thể với thời gian ư nghĩa của những danh từ tiểu nhân, quân tử đă biến đổi, nhưng ở vào thời đại của Khổng Khâu và rất lâu sau khi ông đă qua đời, đó chỉ là những thành phần xă hội...

... Tiểu nhân dưới mắt Khổng Tử là hạng người không đáng được bất cứ một quan tâm nào, hay bất cứ một sự nể nang nào. Ông từng nói : "H́nh phạt không được dùng cho quan lớn, lễ nghi không được dùng đối với đám thứ dân
"h́nh bất thướng đại phu, lễ bất há thứ dân"
Tác giả: Nguyễn Gia Kiểng

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1519190534
Khổng Tử là ai?
Khổng phu tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (27 tháng 8, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo.

Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương B́nh, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Cha ông là Khổng Hột lấy bà Nhan Chinh Tại mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Bà Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả đă đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Năm ông 16 tuổi th́ mẹ qua đời, Khổng Tử từ đó sống một cuộc sống thanh bạch, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ.

Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lư kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lư nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lư việc xây dựng công tŕnh. Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gặt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi ḅ, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.

Năm 22 tuổi, ông lập trường giảng học và thường được các môn đồ gọi bằng phu tử. Năm 25 tuổi th́ ông chịu tang mẹ. Năm 29 tuổi, ông học đàn với Sư Tương ở nước Lỗ.

Năm 30 tuổi, Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng v́ nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học tṛ là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho ông một cỗ xe song mă và vài quân hầu cận để đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xă đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ th́ ông đến quan sát và hỏi han cho tường tận.

Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong th́ trở về nước Lỗ. Từ đó, sự học của ông càng rộng hơn nhiều nên học tṛ xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quư B́nh Tử khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho. Năm sau, ông trở về nước Lỗ lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó ông được 36 tuổi.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học tṛ đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và t́m người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường.

Sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, ông trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quư Khang tử sai Công Hoa ra đón ông. Phu nhân của Khổng Tử là bà Thượng Quan đă mất trước đó một năm.

Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định công, ông được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, bốn phương lấy chính sự của ông làm khuôn mẫu.

Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 TCN), Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (H́nh Bộ Thượng thư) coi việc h́nh án. Ông cầm quyền được 7 ngày th́ tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Măo để chỉnh đốn quốc chính.

Nhưng vua Lỗ chán ghét, Khổng Tử xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu. Đạo làm quan của ông thể hiện qua lời ông nói với Nhan Hồi "Dùng ta th́ ta giúp làm nên sự nghiệp, không dùng th́ ta ở ẩn. Chỉ có ta và ngươi có thể làm được điều này mà thôi.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1519190534
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách.

Năm 69 tuổi, ông bắt tay vào việc hiệu đính các cổ thư bị tản mát, nhiều chỗ không rơ ràng, dễ bị thất truyền hoặc khiến người đời sau nhầm lẫn. Do vậy, Khổng Tử thực hiện san định lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành 6 cuốn sách: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn lại nói về một vấn đề khác nhau, từ thi ca, nghi lễ, bói toán cho tới sử học.

Tựu trung, 6 cuốn sách chỉ c̣n lại 5 mà hậu thế gọi là Ngũ kinh.

Mùa Xuân năm Lỗ Ai công thứ 14 (481 TCN), tương truyền người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc, ông than rằng: "Ngô đạo cùng hĩ!" (Đạo của ta đến lúc cùng). Sách Xuân Thu chép đến đây th́ hết, nên đời sau c̣n gọi sách Xuân Thu là Lân kinh.

Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 TCN), một hôm Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: "Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân ṃn mỏi ư!)"

Học tṛ của ông là Tử Cống liền đến hỏi thăm, ông nói: "Ta biết ḿnh sắp chết". Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.

Trước khi mất Khổng Tử cảm thán "Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết.". Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, cực Bắc nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

vinhduong68 02-21-2018 06:58

Khổng Tử nói là quân tử mười năm trả thù không muộn.
Theo tôi nghĩ người "quân tử" của Khổng Tử mới đúng nghĩa là "tiểu nhân". Bây giờ chúng đă được biết người quân tử, theo đúng nghĩa của Chệt Cộng-Khổng Tử. Tôi có giận ai th́ vài ngày, hay một tuần đă muốn nói chuyện lại với người bạn đó rồi.
Mười năm mới trả thù, tôi nghĩ đây chính là Tiểu Nhân thứ thiệt. Khổng Tử dậy nhân loại làm tiểu nhân thứ thiệt.

NongDan 02-21-2018 07:29

Ḿnh đă là ǵ mà dám xúc phạm danh nhân như vậy.

vinhduong68 02-22-2018 03:48

Trong danh sách của Chệt Cộng, Khổng Từ là danh nhân; nhưng ông ta không phải là danh nhân của tôi, Danh nhân, anh hùng của tôi, là những người đánh đuổi giặc xâm lăng, Trần Hưng Đạo, chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phù Đổng Thiên Vương, và rất nhiều người đă đổ máu ra để chống giặc xâm lăng từ Phương Bắc, và chống lại chủ nghĩa vô sản, Cộng sản.


All times are GMT. The time now is 17:42.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03901 seconds with 9 queries