VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Hé lộ bí mật quy trình ướp xác 'độc nhất vô nhị' của người Ai Cập cổ đại (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1168445)

PinaColada 06-20-2018 23:42

Hé lộ bí mật quy trình ướp xác 'độc nhất vô nhị' của người Ai Cập cổ đại
 
2 Attachment(s)
Người xưa có cách ướp xác chết thế nào để có thể tồn tại mãi mãi. Có thể nói các ướp Ai Cập được tìm thấy hoàn toàn nguyên ven. Tại sao vậy?

Từ xa xưa, người Ai Cập nổi tiếng với thuật ướp xác. Trong những năm qua, nhiều xác ướp Ai Cập cổ xưa đã được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn. Để làm được điều này, người Ai Cập thời cổ đại đã thực hiện quy trình ướp xác chặt chẽ để ngăn chặn quá trình phân hủy giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian.

Người Ai Cập thực hiện ướp xác với quan niệm sau khi qua đời, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia. Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà". Để bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, người Ai Cập thực hiện ướp xác.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1529537955

Nhiều xác ướp Ai Cập còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Historyonthenet
Quy trình ướp xác của người Ai Cập diễn ra trong thời gian 70 ngày với những bước thực hiện vô cùng tỉ mỉ nhằm tránh việc thi hài bị phân hủy. Bước đầu tiên của quy trình ướp xác là thi hài người quá cố được những người thợ ướp xác rửa sạch bằng rượu và nước sông Nile. Kế đến, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở phía bên trái cơ thể để lấy ra các cơ quan nội tạng, trừ tim. Người Ai Cập cổ đại làm như vậy vì quan niệm trái tim tượng trưng cho trí tuệ và người chết sẽ cần nó khi đi sang thế giới bên kia.

Thợ ướp xác cũng lấy não ra vì nó rất dễ bị phân hủy. Muối natron được phủ khắp thi thể và trong bụng nhằm làm khô tử thi và ngăn chặn quá trình phân hủy. Sau 40 ngày, thi hài được rửa sạch lại với nước sông Nile rồi được bôi dầu lên nhằm giúp da có sự đàn hồi. Cuối cùng, thi hài người chết được bọc trong nhiều lớp vải lanh. Mỗi lớp vải được bôi nhựa dính để gắn kết các lớp vải với nhau.

Nhờ quy trình ướp xác này mà nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay dù họ đã qua đời từ hàng ngàn năm trước.

Không chỉ Ai Cập, mới đây một xác ướp được khai quật sau vài trăm năm tại huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong tình trạng khá nguyên vẹn khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Theo đó, các chuyên gia khảo cổ cho biết, người đàn ông này có thể qua đời trong thời Minh (1368 - 1644) hoặc thời nhà Thanh (1644 - 1912). Xác ướp được khai quật trong địa phận làng Zhizhu, huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Bộ trang phục khoác lên người xác ướp được làm từ vải tốt nên còn khá hoàn chỉnh, bên cạnh là một chiếc quạt yêu thích của xác ướp.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1529537955

Xác ướp được phát hiện bởi các công nhân xây dựng tại Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: AsiaWire
Người ta sử dụng đá vôi và gỗ quý để đóng quan tài. Nhờ vậy, thi thể người chết được bảo quản tốt hơn qua hàng trăm năm lịch sử. Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Trung Quốc cho rằng, người đàn ông này có xuất thân từ gia đình quý tộc, hoặc ít nhất là người giàu có.

Ngọn núi nơi thi thể ông được tìm thấy thuộc về dòng họ Wang. Tuy nhiên, sẽ cần thời gian khảo cứu để có thể kết luận xem người đàn ông này có phải thuộc dòng họ Wang hay không. Theo quan chức địa phương, địa điểm được khai quật một cách tình cờ. Đây có thể là xác ướp được bảo quản tốt nhất từ thời Minh hay Thanh được khai quật tại huyện An Hóa.

Trong quan niệm của người Trung Quốc, việc mở nắp quan tài sẽ đem lại vận xui. Việc xây dựng công trường đã phải tạm dừng, thậm chí sở di sản văn hóa có thể yêu cầu đóng cửa công trường xây dựng để tiến hành khai quật tiếp.


All times are GMT. The time now is 01:17.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03666 seconds with 9 queries