VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Vụ chiếm đất dân rồi chia chác: trẻ em từ 4 tuổi cũng có phần (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1182070)

nguoiduatinabc 08-14-2018 16:35

Vụ chiếm đất dân rồi chia chác: trẻ em từ 4 tuổi cũng có phần
 
5 Attachment(s)
Người dân bị chiếm đất bao nhiêu năm nay, kêu cứu khắp nơi mà không được giải quyết. Người chiếm đất th́ cho thuê với giá bèo. Chia đất cho các con sở hữu dù những đứa trẻ này mới 4 tuổi, 7 tuổi, 12 tuổi, 14 và 16 tuổi. Một hành vi chia đất trái pháp luật nhưng vẫn được cán bộ Nguyễn Kim Tuyết đóng dấu xác nhận.
http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1534264377
Trẻ con cũng có phần!

Như Làng Mới đă thông tin, bà Nguyễn Thị Đê (mẹ bà Phượng) có chồng là ông Hà Văn Tài, tham gia kháng chiến ở Cái Bè, Tiền Giang. Ông Tài bị mất tích trong kháng chiến. Do chồng mất sớm nên gia đ́nh bà Đê bán hết gia sản về Sài G̣n sinh sống. Bà Đê mua 16.000m2 đất mặt tiền đường Kinh Dương Vương ở huyện B́nh Chánh (nay là B́nh Tân) để xây thương xá. Sau ngày thống nhất đất nước, gia đ́nh bà vừa hăm hở xây dựng để tái thiết đất nước, vừa có nguyện vọng đi t́m hài cốt chồng th́ chính quyền địa phương tạm quản lư đất gia đ́nh bà mà không có quyết định. Năm 1979 đất này bị địa phương chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ.

Theo hồ sơ, ngày 11/4/1979, UBND huyện B́nh Chánh lấy đất gia đ́nh bà Phượng để giao cho ông Nguyễn Văn Nhờ (lúc này ông Nhờ 46 tuổi, đang làm cán bộ lănh đạo ở B́nh Chánh), diện tích là 1.000m2. Chưa đầy một năm sau, ngày 9/2/1980, ông Nhờ và vợ làm giấy chia nhà đất cho nguyên một đám con nít là con ông Nhờ, với nội dung: “Vào năm 1978 (có thể ông Nhờ bị nhầm thời điểm được chia đất – PV), tôi được Huyện uỷ, UBND huyện B́nh Chánh cấp cho đất ở diện tích trên 2.000m2 (thực tế được cấp chỉ 1.000m2 – PV) toạ lạc tại ấp 2, xă An Lạc, huyện B́nh Chánh, TPHCM. Năm 1980, các con cháu đă lớn, cưới vợ gả chồng (???) có cuộc sống riêng, và những người thân, hộ chính sách, gia đ́nh liệt sĩ, cán bộ hưu trí không có nơi ăn ở. Hai vợ chồng chúng tôi đồng ư cho nhà ở, đất ở để ổn định cuộc sống, tạo kế sinh nhai…. Vợ chồng chúng tôi có đủ năng lực, hành vi sáng suốt đồng ư làm giấy cho và phân chia này, kư tên cho nhà và đất ở cho những người có tên nêu trên để tạo cuộc sống, gần gũi, sống tập thể gia đ́nh văn hoá xă hội chủ nghĩa. Giấy này có giá trị pháp lư cho mọi người làm căn cứ sau này để tránh mất đoàn kết nội bộ gia đ́nh”.

Điều kỳ lạ là, lấy đất gia đ́nh bà Phượng xong th́ ông Nhờ vừa sở hữu vừa chia cho đám trẻ em là con ông. Cụ thể, ông chia cho bé Nguyễn Thị Kim Nga (7 tuổi) 96,7m2; bé Nguyễn Văn Ngân (12 tuổi, hiện nay đang làm lănh đạo phường) 164m2; bé Nguyễn Văn Hoàng (14 tuổi, hiện nay làm lănh đạo quận B́nh Tân) 186m2; bé Nguyễn Văn Phụng (16 tuổi) 210m2, riêng bé Nguyễn Văn Ngọc (mới 4 tuổi) được ông Nhờ ghi trong giấy là sẽ bảo quản tài sản cho vợ chồng ông. Dù các bé này c̣n đi học, chưa hề lấy chồng lấy vợ và bản thân vợ chồng ông Nhờ thường trú ở xă An Lạc huyện B́nh Chánh nhưng bà Nguyễn Kim Tuyết – Chủ tịch phường An Lạc A, quận B́nh Tân (?) lại tḥ tay kư xác nhận chữ kư! Và thêm điều lạ là, giấy phân chia này lập năm 1980, đến 24 năm sau, năm 2004, bà Tuyết mới kư xác nhận!

Vô tư giật sập nhà khổ chủ

Năm 1990, một người đang ở trên đất bà Đê muốn bán nhà nên vợ chồng bà Phượng mua lại một căn nhà trên đất ḿnh để ở, được chính quyền thị kư giấy xác nhận mua bán. Bà Đê đă già yếu nên mọi việc giao hết cho bà Phượng. Nhà mua xong, mọi người vừa dọn vào ở th́ ngay lập tức ông Nhờ và vợ kéo đàn em đến giật sập nhà, đuổi cả nhà bà Phượng ra đường. Gia đ́nh bà khiếu nại mấy chục năm th́ toàn bị hăm dọa. Năm 2003, bà Đê mất trong cảnh không đ̣i được đất. Căn nhà mà gia đ́nh bà mua năm 1990, ông Nhờ giật sập xong th́ cũng chiếm đoạt cho đến nay.

Theo hồ sơ, số đất mà ông Nhờ được cấp tương đương 60 – 80 nền nhà. Riêng đất mặt tiền, theo cung cấp của UBND phường An Lạc A, ông Nhờ và các con được sở hữu toàn bộ nhà từ số 466 đến hết số 500 đường Kinh Dương Vương (18 căn); và từ số 6 đến số 16 đường Tên Lửa (6 căn). Do đất ở đă có quá nhiều nên toàn bộ nhà mặt tiền ông Nhờ và các con cho thuê để cải thiện cuộc sống. Theo đó, với số nhà nhiều ở mức này, mỗi năm gia đ́nh ông Nhờ bỏ túi sơ sơ gần chục tỷ đồng.

Điều lạ là, dù được cấp đất khủng (riêng ông Nhờ được cấp gần 1.500m2 chỉ trong năm 2014) nhưng ông vẫn đi khiếu nại v́ “đóng thuế nhiều”. Theo đó, chỉ riêng tiền thuế của đợt cấp này, gia đ́nh ông Nhờ phải đóng hơn 20 tỷ đồng. Theo t́m hiểu của chúng tôi, ngoài ông Nhờ từng làm lănh đạo, các con ông hiện nay cũng làm cán bộ hoặc lănh đạo. Những cán bộ này gồm ông Nguyễn Văn Bộc – trung tá công an nghỉ hưu. Ông Bộc có con gái làm công an, c̣n con rể là thiếu tá Lương Phạm Thái Nguyên – đội phó phụ trách đội CSGT B́nh Triệu; ông Nguyễn Văn Ngân – Bí thư phường B́nh Trị Đông; ông Nguyễn Văn Hoàng – Phó Ban tổ chức Quận ủy; Thiếu tá Nguyễn Văn Ngọc đội đặc nhiệm quận B́nh Tân…

Theo hồ sơ do Thanh tra Chính phủ cung cấp, vụ việc của bà Phượng đă có kết luận giải quyết từ năm 2009, yêu cầu xử lư các cán bộ làm sai và phải giải quyết khiếu nại của bà Phượng. Tuy nhiên, vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ.

Chiếm đất để cho thuê giá bèo

Sau khi lấy xong đất của gia đ́nh bà Phượng, ông Nguyễn Văn Nhờ từ lănh đạo công an lại chuyển sang làm… lănh đạo Bến xe miền Tây (về sau là Công ty Cổ phần xe khách và Dịch vụ Miền Tây – thuộc Tổng Công ty SAMCO trực thuộc UBNDTPHCM). Đây là giai đoạn mà đất của nhà bà Phượng tiếp tục bị thâu tóm trong khi về mặt giấy tờ, UBND TPHCM gần như không được hưởng ǵ bởi mấy chục năm nay, khu đất vàng này được cho thuê với cái giá… như cho không!

Cụ thể, sau khi “mượn” xong đất gia đ́nh bà Phượng và chia cho gia đ́nh ông Nhờ, măi đến ngày 6.1.2003, Sở Địa chính Nhà đất TPHCM do ông Phó giám đốc Đỗ Phi Hùng làm đại diện mới kư hợp đồng với ông Phạm Đ́nh Thi – Giám đốc Công ty Cổ phần Xe khách và Dịch vụ Miền Tây cho thuê đất.

Theo hợp đồng này, đất bà Phượng bị ông Hùng cho thuê 46 năm, diện tích 9.799m2 với giá… 562 đồng/m2/tháng (năm trăm sáu mươi hai đồng). Tức là, với diện tích khủng này, mỗi năm nhà nước thu về 66 triệu đồng. Với 46 năm cho thuê, nhà nước thu được khoảng 3 tỷ đồng. Cần lưu ư rằng với vị trí đắc địa như thế, số đất bị chiếm của bà Phượng trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng – gấp 1.000 lần giá cho thuê 46 năm. Để bạn đọc tiện so sánh, chúng tôi xin nêu con số thực tế: Hiện gia đ́nh ông Nhờ cho thuê mặt bằng 468 Kinh Dương Vương (diện tích khoảng 60m2) với giá 24 triệu đồng/tháng (giá chưa có VAT và thuế thu nhập cá nhân). Tức là, mỗi mét đất của bà Phượng đang được cho thuê với giá 400.000 đồng/tháng – cao gấp 711 lần cái giá mà nhà Nước cho thuê.

Điều đáng nói là, trong khi mẹ bà Phượng, rồi chồng bà Phượng lần lượt mất đi mà không có chỗ làm đám tang th́ toàn bộ diện tích mà nhà Nước cho thuê không hề sử dụng đúng mục đích. Theo hợp đồng, Sở Địa chính Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên Môi trường) lấy đất bà Phượng cho thuê để Công ty Cổ phần Xe khách Dịch vụ Miền Tây làm chỗ đậu xe và làm văn pḥng. Tuy nhiên, khu đất vàng này được SAMCO cho hăng xe Chervolet (Mỹ) thuê. Do đất quá nhiều nên SAMCO lại cho cây xăng và Trung tâm đăng kiểm thuê…

Tuyệt đối im lặng

Không thể hiểu được v́ lư do ǵ mà địa phương quyết giành đất với dân để rồi cho thuê với cái giá gần như cho không, chúng tôi đă liên lạc nhiều lần với lănh đạo SAMCO để có thông tin nhưng từ điện thoại, nhắn tin, kể cả đến đăng kư làm việc trực tiếp đều không có bất kỳ ai làm đại diện v́ tất cả đều “đi họp”.

Phóng viên nhiều lần liên hệ với Sở TNMT TPHCM để có thông tin nhưng không có kết quả. Bà Bùi Thị Bích Tuyền – Chánh văn pḥng Sở TNMT khẳng định: “Liên quan đến khiếu nại của bà Phượng, Thanh tra Chính phủ đang làm nên tôi sẽ không trả lời”.

Theo t́m hiểu của chúng tôi, vụ việc của bà Phượng đă 5 lần có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (nhiều nhiệm kỳ khác nhau) nhưng tất cả các chỉ đạo đều không được thực hiện.

Gần đây nhất, năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hoà B́nh giao Thanh tra Chính phủ xử lư. Sau đó, ông Đặng Công Huẩn – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra và báo cáo trong 15 ngày. Nhưng một năm trôi qua, ông Huẩn vẫn im lặng. Phóng viên nhiều lần liên hệ với Thanh tra Chính phủ th́ cũng không có bất kỳ thông tin nào.

Trong thời gian ông Huẩn không báo cáo, tháng 4.2018 chồng bà Phượng đă qua đời mà không có chỗ làm đám tang.

Tuổi cao sức yếu, bà Phượng xin làm giúp việc nhà tại đất cũ của ḿnh ở số 468 Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, bà vừa lănh được tháng lương đầu tiên th́ gia đ́nh ông Nhờ hủy hợp đồng, đ̣i lại nhà và không cho thuê nên bà Phượng mất việc.

Hiện bà Phượng đang bán vé số loanh quanh trụ sở Thanh tra Chính phủ ở phía Nam, chờ công lư.

Bà Phượng cho biết, trước giải phóng và sau giải phóng bà đều cố gắng học hành. Đến khi gia đ́nh bị chiếm tài sản, bà đă học luật để làm luật sư, bảo vệ gia đ́nh ḿnh. “Suốt 40 năm qua tôi đă đấu tranh bằng luật pháp nhưng không ai chịu giải theo pháp luật. Tôi nay tuổi đă cao, việc của gia đ́nh ḿnh c̣n căi không xong th́ cũng đâu thể làm luật sư bảo vệ cho ai. Cuối đời, tôi chỉ mong nh́n thấy pháp luật được thực hiện” – bà Phượng nói.


http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1534264377

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1534264377
Năm 1980, ông Nhờ lấy đất của gia đ́nh bà Phượng rồi chia cho đám trẻ con, được cán bộ chứng thực

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1534264377
Bà Phượng bán vé số ở trụ sở Thanh tra Chính phủ phía Nam (người mặc áo trắng là ông Huẩn).


http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1534264377
Bà Phượng biết rành luật vẫn không thể đ̣i được công lư


All times are GMT. The time now is 09:54.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04118 seconds with 9 queries