VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Những điều bí ẩn được nhân loại phát hiện ra chưa có lời giải đáp? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=952778)

vuitoichat 02-09-2016 10:49

Những điều bí ẩn được nhân loại phát hiện ra chưa có lời giải đáp?
 
1 Attachment(s)
Vietbf.com - Hiện nay con người đă phát hiện ra nhiều bí ẩn lịch sử đáng kinh ngạc nhân loại của thế giới, mà chưa có một lời giải đáp ẩn chứa ḱ lạ thế giới, và những điều ḱ lạ được con người phát hiện ra vẫn không thể ngừng t́m hiểu về những điều huyền bí lịch sử của thế giới, và hăy điểm lại kỳ bí dưới đây.

1. Chim Moa

http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(1).jpg
Moa là một loài chim không có cánh, cao 3,6 m, có lông bao phủ toàn cơ thể, trừ mỏ và bàn chân, thường sống ở New Zealand. Theo một giả thuyết, loài chim này bị tuyệt chủng vào khoảng năm 1500 dưới tay người Maori.

Trong một chuyến thám hiểm được tiến hành vào thế kỷ 20, các nhà khoa học đă t́nh cờ phát hiện được một móng vuốt vẫn c̣n nguyên da, thịt, bằng cách nào đó đă được bảo quản gần như nguyên vẹn.

2. Khu đền Saksaywaman, Peru
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(2).jpg
Tổ hợp công tŕnh bằng đá hoàn hảo này được xây dựng mà không cần tới một giọt vữa nào. Những phiến đá được xếp chồng lên nhau cực vừa vặn, thậm chí ngay đến một mảnh giấy cũng không thể lọt qua được.

Bên cạnh đó, bề mặt của các phiến đá mịn và có góc tṛn. Người ta đă xây dựng khu đền Saksaywaman như thế nào? Không một ai lư giải được.

3. Cổng Mặt trời, Bolivia
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(3).jpg
Cổng mặt trời được phát hiện ra ở Tiwanaku – một thành phố cổ kính và bí ẩn của Bolivia. Các nhà khảo cổ học cho rằng đó có thể là trung tâm của một đế chế khổng lồ trong thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên.

Nhiều ư kiến cho rằng những nét chạm khắc tinh xảo trên chiếc cổng cao 2,74 m, dài 4 m này nắm giữ ư nghĩa quan trọng về chiêm tinh học và thiên văn.

4. Động Long Du, Trung Quốc
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(4).jpg
Những hang động Long Du được cho là h́nh thành trước thời nhà Tần năm 212 trước Công nguyên, dưới bàn tay chung sức của hàng vạn người.

Mỗi bức tường trong hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối. Mặc dù vậy, không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép lại lịch sử ra đời hay cách xây dựng của những hang động này.

5. Bia tưởng niệm Obelisk bị bỏ dở (Ai Cập)
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(5).jpg
Đài tưởng niệm Oblisk bị bỏ dở có chiều cao 42 m, nặng 1.200 tấn. Trên bia tưởng niệm cổ có chạm khắc nhiều h́nh thù kỳ lạ nhưng có lẽ do chạm khắc mà chiếc bia xuất hiện một vài vết nứt.

V́ bị nứt nên bia tưởng niệm Obelisk đă bị bỏ hoang cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, chỉ riêng kích thước của khối đá cao hơn ṭa nhà 10 tầng cũng đă là một điều đáng kinh ngạc rồi.

6. Thành phố dưới nước Yonaguni (Nhật Bản)
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(6).jpg
Thành phố cổ bí ẩn này t́nh cờ được một giáo viên hướng dẫn lặn, ông Kihachiro Aratake, phát hiện ra cách đây hơn 20 năm. Thành phố dưới nước Yonaguni đă thách thức tất cả các lư thuyết khoa học.

Tàn tích này ch́m dưới nước khoảng 10.000 năm trước, trước cả thời điểm những Kim tự tháp Ai Cập được dựng lên.

Các nhà khảo cổ cho rằng, ở thời kỳ này, con người vẫn sống trong các hang động, sống nhờ ăn rễ cây hơn là săn bắt nên không thể xây dựng được thành phố đá đồ sộ trên. Cho đến nay, câu hỏi về sự tồn tại của thành phố này vẫn là bí ẩn chưa lời giải đáp.

7. Ngọn núi của cái Chết - Mohenjo-daro (Pakistan)
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(7).jpg
Bí ẩn về sự sụp đổ của thành phố này đă làm đau đầu các nhà khảo cổ trong nhiều thập kỷ. Năm 1922, nhà khảo cổ người Ấn Độ R. D. Benajri phát hiện ra tàn tích cổ đại này ở một trong những ḥn đảo trên sông Indus.

Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào mà thành phố được xây dựng như mô h́nh của thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm… từ cách đây tới 4.000 năm lại bị tàn phá, những ǵ đă xảy ra với cư dân ở đây?

Nhiều cuộc khai quật đă được tiến hành nhưng không t́m thấy bất kỳ câu trả lời nào thỏa đáng.

8. L’Anse aux Meadows (Canada)
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(8).jpg
L’Anse aux Meadows được phát hiện năm 1960, các nhà khảo cổ cho rằng đây là công tŕnh cổ xưa được những người Viking xây dựng cách đây hơn 1.000 năm.

Công tŕnh này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ, nên nhiều giả thuyết cho rằng chính những người Viking đă t́m ra châu Mỹ chứ không phải Columbus.

9. Hệ thống đường hầm khổng lồ thời ḱ Đồ đá
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%...2/BI%20(9).jpg
Việc phát hiện ra một mạng lưới đường hầm rộng lớn dưới ḷng đất kéo dài khắp châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ này cho thấy, cộng đồng thời đồ đá thời xưa không đơn giản chỉ săn bắn hái lượm.

Chỉ có điều, mục đích thực sự của những đường hầm này là ǵ th́ vẫn c̣n là một bí ẩn.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đường hầm được sử dụng để chống lại kẻ thù trong khi những người khác tin rằng công tŕnh này giúp người xưa chống lại được sự khắc nghiệt của thời tiết hoặc các xung đột khác.

10. Những quả cầu đá ở Costa Rica
http://intermati.com/vuitoichat/NAM%.../BI%20(10).jpg
Những khối đá bí ẩn không chỉ hấp dẫn bởi vẻ ngoài tṛn xoe một cách hoàn hảo mà c̣n gây ṭ ṃ về nguồn gốc và mục đích của những người tạo ra nó.

Những khối đá này được công nhân của công ty United Fruit phát hiện ta trong quá tŕnh phá rừng để chồng chuối vào những năm 1930. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, trong những khối đá đó có chứa vàng nhưng thực ra những quả cầu đó rỗng.

Cũng có người tin rằng những quả cầu đá này được làm để tôn thờ thần mặt trời dựa vào một số h́nh vẽ mang tính chất tôn giáo được vẽ trên đó.


All times are GMT. The time now is 07:09.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03728 seconds with 9 queries