VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   9 cách để xua tan căng thẳng khi đi máy bay (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1113607)

troopy 11-18-2017 00:18

9 cách để xua tan căng thẳng khi đi máy bay
 
1 Attachment(s)
Đi máy bay mặc dù là phương tiện di chuyển đường dài hiện đại và nhanh nhất, thế nhưng rất nhiều người luôn rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều này rất hại thần kinh. Sau đây là 9 cách xua tan nỗi lo sợ vô h́nh đó theo lời các chuyên gia.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1510964255

1. T́m hiểu cách vận hành một chuyến bay

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong trong các tai nạn xe hơi là 1/112 vụ, tỷ lệ tử vong trong các tai nạn hàng không và không gian chỉ là 1/8357 vụ. Tuy nhiên số liệu thống kê cũng cho ta thấy rằng, những rủi ro vẫn có thể xảy ra. Theo Tom Bunn, cựu phi công của Pan Am hiện là một bác sĩ chuyên khoa: "Hiểu rơ cách vận hành của máy bay, bạn sẽ thấy được độ an toàn của nó. Bạn cần phải hiểu một điều là, trên mỗi chiếc máy bay sẽ có rất đông người, và nếu có chuyện ǵ không may xảy ra, bạn chỉ việc nhân tỷ lệ đó với số người trên máy bay và bạn sẽ thấy đó là một tỷ lệ vô cùng thấp".

2. T́m hiểu về độ rung

Hầu hết các máy bay đều có thiết kế chịu được độ dao động (rung lắc) cấp 5(5G), và ổn định ở mức 2,5G trở xuống. Với mức độ dao động ở mức nhẹ là 0,8-1,2G, giống như mức dao động bên trong chiếc thang máy đang di chuyển. Mức trung b́nh là 0,6-1,4G, và nặng là 0.4-1,6G. Nếu bạn vẫn chưa thực sự yên tâm, hăy tải ứng dụng SOAR (ứng dụng lo lường dao động) để đo mức dao động khi cần. Mỗi khi cảm thấy máy bay rung bất thường, bạn chỉ cần bật ứng dụng đó lên, đọc xem hiện độ dao động là bao nhiêu, và khẳng định chẳng có ǵ phải lo lắng.

3. Tập quen dần với cảm giác

Các khu vực chứa dây thần kinh cảm xúc của bộ năo sẽ giăn ra khi bạn có cảm giác đang rơi, khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Hăy bắt đầu bằng các bài tập để quen dần với cảm giác đó như sau: rủ một người bạn sẽ có chuyến bay cùng với bạn, leo lên một cầu thang nhỏ. Sau đó 2 bạn quay lại đối diện với sàn nhà, hăy nắm tay nhau và cùng nhảy xuống. Bạn sẽ trải qua cảm giác rơi tự do, chính là cảm giác mà máy bay làm với bạn, nhưng lại không có ǵ đáng sợ cả. Bằng cách tập quen dần với cảm giác đó, năo của bạn đă tự rút ra những kinh nghiệm để tránh cho bạn gặp căng thẳng.

4. Tập trung vào mục đích của chuyến đi

Du lịch không phải chỉ có những chuyến bay mà là sự khám phá một nền văn hóa mới, hoặc gặp gỡ người thân. V́ vậy, hăy luôn nghĩ tới các điểm đến trên hành tŕnh tiếp theo của bạn, hoặc ngắm h́nh ảnh người thân yêu trên điện thoại. Ngoài ra bạn hăy lưu ư thêm mục đích của chuyến đi và tự nhắc nhở bản thân những kế hoạch bạn sẽ thực hiện. “Bằng cách tập trung vào những mục đích cao hơn của chuyến đi, bạn đă tự xua tan nỗi sợ hăi”, tiến sĩ Jonathan Bricker (Đại học Washington) khuyên.

5. Đối diện với sự lo lắng

“Bạn càng không muốn lo lắng, cảm giác đó lại càng nhiều hơn”, Bricker cho biết. V́ thế, cách tốt nhất là hăy đối mặt. Chú ư cảm giác lo lắng đó ảnh hưởng ra sao đến dạ dày và các bộ phận khác trên cơ thể, từ từ quan sát nỗi sợ hăi của bạn, nhưng đừng phán xét hay cưỡng lại nó. Sự lo lắng luôn đồng hành, và do bạn chủ động mang theo. Tiến sĩ Bricker cho rằng, những người chấp nhận sống chung với lo lắng thường cảm thấy thoải mái hơn so với những người luôn cố gắng chiến đấu với chúng.

6. Tập các bài tập thư giăn

Làm một bài tập thư giăn trên mỗi chuyến bay cũng rất hữu ích. Hít sâu, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại cách này trong khi thả lỏng thư giăn hết các cơ bắp của bạn như cơ hàm, cơ mặt, vai và dạ dày… Bằng cách nới lỏng các cơ bắp bên trong cơ thể, nỗi lo sẽ tự động giảm.

7. Tránh uống rượu và cà phê

Nhiều người nghĩ rằng cách tốt nhất để b́nh tĩnh lại, xua tan sự lo lắng chính là uống một chút rượu hoặc cà phê. Điều đó hoàn toàn không có cơ sở. Không những vậy, rượu và cà phê sẽ khiến cơ thể bị mất nước, suy yếu. Tiến sĩ tâm lư học Reid Wilson cho rằng, nếu bạn thực sự cần thứ ǵ đó giúp bạn b́nh tĩnh lại, hăy gặp bác sĩ để lấy một đơn thuốc thích hợp (khoảng 30-45 phút để có hiệu lực). Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những chất kích thích như rượu, cà phê có tác dụng làm dịu sự lo lắng (đôi khi c̣n làm trầm trọng thêm).

8. Kích thích cảm xúc

Oxytocin là hormone được sản sinh trong thời gian cho con bú, khi bạn nh́n thấy một con vật bé đáng yêu, hay bắt gặp trong khung cảnh lăng mạn. Mỗi khi cơ thể tiết ra thứ được gọi là “t́nh yêu hormone” này, cơ thể cũng đồng thời điều tiết các hormone gây căng thẳng. V́ vậy, mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng trên chuyến bay, cố gắng nghĩ tới những đứa trẻ đáng yêu, hay thú cưng của bạn, hoặc âu yếm người thân đi cùng bạn… Cách đó sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra oxytocin. Bạn có thể chuẩn bị trước cho t́nh huống này như đi cùng với người thân bên cạnh, để những cảm xúc ấm áp theo bạn trong những chuyến bay.

9. Theo dơi các chuyến bay

Khi tiếp viên thông báo lịch tŕnh cụ thể của chuyến bay, bạn hăy lưu lại. T́m bản đồ bên trong tạp chí của máy bay ở lưng ghế phía trước, đánh dấu các điểm bạn sẽ đi qua sao cho trùng với tỷ lệ giờ bay. Bằng cách này, bạn đă nắm rơ thời gian cũng như những nơi nào bạn sẽ bay qua. Càng qua các điểm mà bạn đánh dấu, bạn sẽ càng cảm thấy yên tâm hơn.

VietBF © sưu tập

koorlie 11-19-2017 06:56

Quote:

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong trong các tai nạn xe hơi là 1/112 vụ, tỷ lệ tử vong trong các tai nạn hàng không và không gian chỉ là 1/8357 vụ.
Nói mơ hồ như vậy khó biết lắm. Các vụ tai nạn trong thống kê thế này là thuộc loại tai nạn ra sao? Chứ c̣n tỷ lệ tử vong khi máy bay hành khách rớt cái bịch xuống đất th́ hầu như là 1/1, cứ trung b́nh hễ có 1 người từ trên trời rớt xuống, th́ sau đó trung b́nh sẽ có 1 người chết trên mặt đất. Người thực sự thoát được th́ rất là ít.


All times are GMT. The time now is 21:28.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03512 seconds with 9 queries