VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   News of Movies - Tin tức Điện Ảnh (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=202)
-   -   50 năm đài TVB lao dốc (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1082300)

Hanna 07-21-2017 06:06

50 năm đài TVB lao dốc
 
5 Attachment(s)
VBF-Đài TVB nổi lên từ những năm 80-90. Hiện tại đài đă 50 tuổi, những ǵ đài để lại là những tác phẩm mà đến bây giờ cũng không thể đài nào khác làm được. Tuy nhiên cạnh tranh mănh liệt khiến cho đài không c̣n huy hoàng như năm xưa.

Thành lập năm 1967, TVB (Đài phát thanh, truyền h́nh Hong Kong) đến nay hoạt động tṛn 50 năm. Trong mảng phim truyền h́nh, đài đạt đỉnh cao trong thập niên 1980 - khi Thiệu Dật Phu làm chủ tịch. Từ thập niên 2000, TVB dần mất sức ảnh hưởng, không c̣n là "kinh đô" phim của châu Á.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1500616774

Người vượt đại dương gây dựng cơ đồ

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1500616774
Năm 1931, Thiệu Dật Phu từ Thượng Hải lên đường sang Mỹ t́m mua dụng cụ làm phim có tiếng. Tàu bị lật do đâm phải đá ngầm, Thiệu Dật Phu bám vào mảnh tàu, lênh đênh trên biển một đêm, may mắn được cứu. Năm đó, Thiệu Dật Phu 24 tuổi.

Năm 1932, Thiệu Dật Phu làm nhà sản xuất kiêm đạo diễn cho phim Bạch Kim Long. Lịch sử phim Hoa ngữ đánh dấu sự ra đời của bộ phim có âm thanh và h́nh ảnh đồng bộ đầu tiên, báo hiệu sự suy tàn của kỷ nguyên phim câm ở Trung Quốc.

Từ giữa thập niên 1930 tới trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, anh em nhà họ Thiệu sở hữu 139 rạp phim ở Đông Nam Á cùng 9 tụ điểm giải trí. Một lần chiếu phim tại rạp của họ Thiệu ở Thái Lan, khán giả đập nát máy phát để xem "rốt cục có người trốn trong đó không". Kể từ đó, mỗi lần chiếu phim, Thiệu Dật Phu đều cắt cử người bảo vệ máy phát.

Năm 1937, Thượng Hải đẫm máu v́ chiến tranh với đế quốc Nhật. Cơ đồ phim ảnh của ḍng họ Thiệu suy sụp. Chiến tranh kết thúc, Thiệu Dật Phu khảo sát thị trường phim ảnh ở Australia và Mỹ, thấm thía được Thiệu Thị không những phải khôi phục hệ thống chiếu phim đă mất mà c̣n phải sáng lập nên cơ nghiệp khác. Thiệu Dật Phu t́m kiếm mảnh đất vàng để thực hiện lư tưởng, ông chọn Hong Kong. Năm 1957, công ty Thiệu Thị Huynh Đệ (Hong Kong) thành lập. Thời kỳ hưng thịnh nhất, Thiệu Thị có hơn 1.300 nhân viên, làm nên hàng ngh́n bộ phim, trở thành một phần của Hong Kong hoa lệ.

Từ cuối thập niên 1960, Thiệu Thị nhảy vào mảng truyền h́nh - lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ. Năm 1967, Thiệu Dật Phu cùng một số cổ đông khác thành lập Đài phát thanh, truyền h́nh Hong Kong (TVB). 1971, ông mở lớp đào tạo nghệ sĩ, mà sau này trở thành cái nôi của sao xứ Cảng thơm. Năm 1980, Thiệu Dật Phu trở thành cổ đông lớn nhất của TVB. Từ đó, ông giảm đầu tư làm phim điện ảnh ở công ty Thiệu Thị. Năm 1985, Thiệu Dật Phu bán toàn bộ hệ thống rạp chiếu. Thiệu Thị dừng hẳn làm phim vào năm 1987.

Với vai tṛ chủ tịch TVB, Thiệu Dật Phu đưa lịch sử phim ảnh Hong Kong sang trang mới, ảnh hưởng sâu rộng tới ngành công nghiệp giải trí khu vực. Reuters gọi ông là người gây dựng đế chế điện ảnh, truyền h́nh châu Á.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1500616774
Thời hoàng kim
TVB từng là giấc mơ của không ít chàng trai, cô gái xuất thân tầng lớp thấp. Họ ấp ủ hy vọng đổi đời bằng việc ứng tuyển lớp đào tạo diễn xuất do Thiệu Dật Phu thành lập. Đó là chàng trai con nhà nông dân Châu Nhuận Phát, gă lêu lổng Châu Tinh Tŕ, anh chàng trầm mặc Lương Triều Vỹ... TVB là bệ phóng để họ trở thành những trụ cột làm nên bản sắc phim Hong Kong mà đến nay, họ vẫn có khả năng hô phong hoán vũ làng phim Hoa ngữ.

TVB c̣n tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hong Kong, phát hiện và bồi dưỡng, chắp cánh cho các tên tuổi Triệu Nhă Chi, Trương Mạn Ngọc, Lư Gia Hân, Viên Vịnh Nghi...

Thập niên 1980, hàng năm TVB đều đặn có ít nhất một tác phẩm gây tiếng vang lớn, sau này được xếp vào hàng phim Hoa ngữ kinh điển. Năm 1980 có Bến Thượng Hải (Châu Nhuận Phát, Triệu Nhă Chi đóng chính), 1981 có Phượng Hoàng Lửa (Châu Nhuận Phát, Trịnh Du Linh, Miêu Kiều Vỹ). Tô Khất Nhi (Châu Nhuận Phát, Mễ Tuyết, Lưu Đức Hoa) là tác phẩm ăn khách năm 1982 trong khi, Anh hùng xạ điêu (Huỳnh Nhật Hoa, Ông Mỹ Linh), Lộc Đỉnh Kư (Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa) tạo cơn sốt trong các năm kế tiếp.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1500616774
Những năm 1980 là quăng thời gian rực rỡ của TVB, khi họ liên tục tạo ra sản phẩm gây tiếng vang. Giai đoạn này, nền nghệ thuật thứ bảy Hàn Quốc c̣n chật vật t́m lối thoát trong sự kiểm duyệt gắt gao của chính phủ. Sự thay đổi cơ chế cùng chính sách vĩ mô cuối thập niên 1980 tạo tiền đề cho phim ảnh Hàn phát triển rực rỡ và thăng hoa vào thập niên 1990.

Đài Loan cũng có những tác phẩm gây chú ư thập niên 1980 nhưng số lượng không nhiều, đề tài chưa phong phú, chủ yếu là các phim chuyển thể tiểu thuyết Quỳnh Dao.

Sang thập niên 1990, TVB phát huy thế mạnh ở ḍng phim kiếm hiệp đồng thời mở rộng sang các đề tài như h́nh sự, tâm lư gia đ́nh. Nguyên Chấn Hiệp (Lê Minh, Lư Gia Hân, Vương Phi), Đại thời đại (Trịnh Thiếu Thu, Lưu Thanh Vân, Châu Huệ Mẫn), Anh hùng xạ điêu (Trương Trí Lâm, Chu Nhân), Hồ sơ trinh sát (Đào Đại Vũ, Quách Khả Doanh), Thần điêu đại hiệp (Cổ Thiên Lạc, Lư Nhược Đồng)... là những tác phẩm gây tiếng vang trong giai đoạn này.

Làn sóng phim kiếm hiệp của TVB thời Thiệu Dật Phu lan tỏa khắp Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, khi thị trường băng đĩa nở rộ, các phim TVB sản xuất được nhập về ồ ạt. Một thế hệ khán giả lớn lên cùng các tác phẩm của Hong Kong. Thời kỳ háo hức thuê băng đĩa, xem phim nhà hàng xóm trở thành kỷ niệm xưa cũ đẹp đẽ với nhiều người.

"Hồi xưa mướn băng coi ghét nhất là hết phim. Đợi mấy ngày mà người ta vẫn chưa trả, tức quá đi đ̣i băng giùm chủ tiệm luôn. Bà chủ thấy nhiệt t́nh quá cho mướn rẻ hơn... Sau này, có mấy bộ tôi coi chắc cũng 80 lần, điển h́nh nhất là Cỗ máy thời gian, biết được đài nào chiếu phải canh coi cho được. Coi lần thứ 80 mà cảm giác vẫn háo hức như lần đầu", khán giả Jessie Trịnh chia sẻ trên một fanpage.

Đến nay, khi Trung Quốc đại lục hay Đài Loan, Singapore cạnh tranh sản xuất phim kiếm hiệp, các tác phẩm do TVB sản xuất vẫn mang dấu ấn riêng, được khán giả đánh giá cao. Nhiều khán giả nhận định chỉ TVB mới tạo ra hơi thở vơ hiệp cho các phim chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long.

"Bản Tiếu ngạo giang hồ của TVB ḿnh xem không dưới 10 lần hồi ḿnh tṛn 10 tuổi. Thời đó kỹ xảo không cao siêu nhưng nó thật và đi sát nội dung phim chứ không 'phét láo' như bây giờ. Rất may mắn là ḿnh được xem phim của TVB", độc giả Thiên Hương b́nh luận.

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1500616774


All times are GMT. The time now is 05:09.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04284 seconds with 9 queries