VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Đối phó TQ, Trump dùng chiến thuật “lấy gậy ông đập lưng ông” (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1175722)

PinaColada 07-19-2018 03:29

Đối phó TQ, Trump dùng chiến thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”
 
2 Attachment(s)
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những diễn biến mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đă “lấy gậy ông đập lưng ông” trong cuộc đấu thương mại lớn nhất thế giới này. Tức là Mỹ sử dụng chiến thuật chèn ép buộc đối phương phải nhượng bộ mà Trung Quốc thường sử dụng, để gây áp lực ngược lại với Bắc Kinh.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1531970732

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong chuyến thăm của Trump đến Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: AFP
Trong bài viết đăng trên The Wall Street Journal hôm 16-7, Jeff Moon, cựu trợ lư Đại diện thương mại Mỹ phụ trách Trung Quốc, cho rằng có một điều trớ trêu ít ai để ư trong cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung: Donald Trump là tổng thống đầu tiên của Mỹ đối phó với Trung Quốc bằng cách sử dụng các chiến thuật của người Trung Quốc.

Chiến thuật gây sức ép của Trung Quốc

Moon cho biết các quan chức Trung Quốc thường đổ lỗi cho các đối tác nước ngoài về nhiều vấn đề và nói rằng họ có trách nhiệm chấn chỉnh lại mọi thứ cho đúng. Nhưng thay v́ nêu ra các chi tiết cho một giải pháp, các quan chức Trung Quốc chờ đợi các đối tác nước ngoài tự đưa ra các nhượng bộ. Khi đề xuất được đưa ra, các quan chức Trung Quốc thường bác bỏ với lư cho chưa đầy đủ, buộc các đối tác nước ngoài phải đàm phán đi, đàm phán lại và các nhượng bộ tăng dần sau mỗi ṿng đàm phán. Rốt cục, các đối tác nước ngoài cũng thở phào nhẹ nhơm khi vấn đề được giải quyết xong nhưng sau đó họ sẽ hối tiếc v́ đưa ra các điều khoản bất lợi hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của họ.

Một nghiên cứu của tổ chức tư vấn chính sách toàn cầu Rand Corporation (Mỹ) nhận thấy rằng Trung Quốc đă dùng chiến thuật gây sức ép với Mỹ vào năm 1971 bằng cách đổ lỗi Mỹ gây căng thẳng về vấn đề lănh thổ Đài Loan, khi Thủ tướng Chu Ân Lai đang muốn t́m kiếm các điều khoản có lợi hơn liên quan đến thỏa thuận b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ trong quá tŕnh đàm phán với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger.

Cách tiếp cận trên của Trung Quốc đang gây đau đầu cho nhiều chính phủ. Song các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc thường dễ bị tổn thương hơn trước chiến thuật chèn ép này. Họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thế trận mà cơ quan quản lư Trung Quốc dàn ra, thường khởi đầu bằng các cuộc điều tra sai phạm trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, các công ty nước ngoài có thể không vượt qua được các cuộc kiểm tra pháp lư và bị tước giấy phép kinh doanh.

Chiến thuật này của Trung Quốc có thể biến hóa theo nhiều cách khác nhau nhưng riêng chiến thuật gây sức ép để buộc các doanh nghiệp nước ngoài nhượng bộ bao gồm chấp nhận chuyển giao công nghệ cho các đối tác liên doanh của Trung Quốc luôn nhất quán.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1531970732

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đến Bắc Kinh đàm phán thương mại hồi đầu tháng 6-2018. Ảnh: Reuters

"Gậy ông đập lưng ông"

Theo Moon, Trump đang sử dụng chiến thuật trên của Trung Quốc để chống lại chính Trung Quốc. Ông cáo buộc Bắc Kinh lạm dụng Mỹ về thương mại và cho rằng các chính sách lâu nay của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến các căng thẳng thương mại của hai nước.

Những lời lẽ công kích và đổ lỗi của Trump là nhằm gây sức ép để buộc Bắc Kinh phải giải quyết ba lợi ích của Mỹ: cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, mở cửa thị trường Trung Quốc hơn nữa cho các doanh nghiệp Mỹ và thay đổi các chính sách công nghiệp, chẳng hạn như sáng kiến “Made in China 2025” nhằm mục tiêu thống lĩnh thị trường toàn cầu về các lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, Trump chưa bao giờ nêu rơ chính xác ông muốn ǵ và cũng chưa bao giờ nói rơ cố vấn thương mại được ông giao toàn quyền đàm phán với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5, ông cử Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu phái đoàn thương mại Mỹ sang Trung Quốc đàm phán nhưng một tháng sau đó, ông cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross sang Bắc Kinh để thảo luận các chi tiết trong các đề xuất của Trung Quốc nhằm thu hẹp mức thặng dư thương mại của nước này với Mỹ.

Hơn nữa, “bộ sậu” cố vấn thương mại của Trump bị chia thành hai nhóm với lập trường xung khắc nhau. Nhóm của ông Steven Mnuchin có quan điểm mềm dẻo và theo đuổi một thỏa thuận giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, c̣n nhóm có lập trường “diều hâu”, do Giám đốc Hội đồng thương mại Nhà Trắng Peter Navarro dẫn đầu, lại muốn Trung Quốc phải thay đổi căn bản các chính sách thương mại.

Jeff Moon cho biết Trump đă đá quả bóng trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc chấn chỉnh các vấn đề thương mại mà Mỹ phàn nàn.

Trong nỗ lực hồi đáp, Bắc Kinh đă đề xuất tăng mua hàng hóa nông nghiệp và năng lượng của Mỹ cũng như mở cửa một số lĩnh vực kinh doanh cho các công ty nước ngoài. Cho đến nay, Trump dường như xem những đề xuất này là chưa đầy đủ.

Trung Quốc rơ ràng muốn đạt được một thỏa thuận với Mỹ nhưng không biết làm thế nào để thúc đẩy đàm phán. Theo Moon, Trung Quốc có thể phải đưa ra nhiều nhượng bộ hơn cũng như xin các lời tư vấn về cách đàm phán từ Kissinger hoặc những chuyên gia đàm phán kỳ cựu và có tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Rơ ràng, lần này, các quan chức Trung Quốc đang rơi vào thế lúng túng v́ không rơ Trump muốn ǵ cũng như v́ những thay đổi ngột ngột của trong lập trường đàm phán của Trump và cả các hành động khó đoán của Trump sắp tới khi ông liên tiếp đe dọa áp thuế thêm nữa nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.

Moon cho rằng rằng việc Trump có thành công hay không trong chiến thuật gây sức ép với Trung Quốc vẫn là một dấu hỏi lớn v́ diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung rất khó đoán nhưng ít nhất, chính phủ Trung Quốc đă rút ra một được điều: gậy ông sẽ đập lưng ông


All times are GMT. The time now is 02:01.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04053 seconds with 9 queries