VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Con trẻ bị bạn đánh ở trường mầm non phải xử lư như thế nào? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1144580)

june04 03-21-2018 03:56

Con trẻ bị bạn đánh ở trường mầm non phải xử lư như thế nào?
 
1 Attachment(s)
T́nh trạng bạo lực ở cấp mầm non rất khó giải quyết. Khi cho con đi học mẫu giáo, bố mẹ có trăm ngàn mối lo khác nhau. Một trong những mối lo tương đối lớn là sợ con ḿnh bị bạn đánh hoặc con ḿnh đánh bạn. Bố mẹ sợ con bị đau, bị thiệt tḥi, bị bắt nạt, trở nên nhút nhát hoặc sợ con trở thành người bạo lực, thích dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề… Tuy rằng việc trẻ con đánh nhau nếu không xử lí tốt từ đầu th́ có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lí và tính cách của bé sau này nhưng lo lắng của bố mẹ có vẻ hơi quá.

Thứ nhất nguyên nhân trẻ con mẫu giáo đánh nhau thường ít khi xuất phát từ sự thù hận, cố t́nh mà chỉ là cách bộc phát sự tức giận. Chúng đang chơi có bạn giành mất đồ chơi, chúng tức giận giành lại hoặc xô bạn, đánh bạn… Đó là điều hoàn toàn tự nhiên v́ trẻ hầu như chưa biết những cách tích cực hơn để xử lí cảm xúc và giải quyết vấn đề như thương lượng, nói chuyện, nhờ người khác giúp… nên chỉ c̣n biết dùng cách bản năng nhất: tay chân mà chưa biết nghĩ đến hậu quả, cảm xúc của người khác.

Thứ hai, những trận đ̣n giữa trẻ con với nhau thường ít khi để lại hậu quả ǵ nghiêm trọng. Thường th́ trẻ chỉ đẩy bạn, lấy tay đánh bạn hoặc tiện đang cầm cái ǵ th́ gơ luôn vào bạn… Bố mẹ có thể rất xót xa khi con ḿnh bị xước xác, bầm tím một tí nhưng nếu b́nh tĩnh th́ bố mẹ sẽ nhận ra là bé cũng không đau lắm và cũng không có ư nghĩ là bạn đánh ḿnh v́ ghét ḿnh và không chơi với bạn nữa. Trẻ con thường bộc phát ngay lúc đó rồi lại có thể chơi với nhau vui vẻ.

V́ thế, Mầm Nhỏ nghĩ rằng khi được cô giáo thông báo rằng con đánh bạn/ bị bạn đánh th́ bố mẹ nên b́nh tĩnh v́ nguyên nhân và hậu quả của sự việc đều do con là trẻ con và không quá nghiêm trọng. Việc bố mẹ chỉ trích cô giáo là không trông các con chu đáo hay chỉ trích bé kia cố t́nh, không được dạy dỗ đàng hoàng chỉ càng khiến sự việc nghiêm trọng hơn, chứng tỏ bố mẹ hoàn toàn không hiểu tâm lí con trẻ, khiến quan hệ của bé với cô giáo và bạn bè tồi tệ đi.

Vậy nếu chiều nay khi đón con chúng ta được cô thông báo hôm nay con đánh bạn/ bị bạn đánh chúng ta nên hành xử thế nào?


⛳ Đầu tiên, hăy hỏi rơ cô giáo sự việc bắt đầu như thế nào, diễn biến ra sao và hậu quả có nghiêm trọng không. Bạn cũng có thể hỏi thêm 1-2 cô giáo khác để chắc chắn về sự việc. Việc bạn hiểu rơ chuyện ǵ đă xảy ra sẽ giúp bạn biết lí do khiến bé hành xử như thế, phải biết lí do th́ sau đó mới giải quyết được. Nếu sự việc để lại hậu quả nghiêm trọng như bạn kia bị sưng to, chảy máu….th́ bạn nên liên lạc với phụ huynh của bé kia để hỏi han, tỏ ư xin lỗi và đáng tiếc về vấn đề của trẻ. Có những phụ huynh sẽ hợp tác và b́nh tĩnh v́ hiểu trẻ con không cố t́nh th́ hai bên có thể nói chuyện vui vẻ. Nhưng cũng có những phụ huynh sẽ trút cơn giận dữ lên bạn, bạn chỉ cần nói ngắn gọn hỏi thăm trẻ kia và tỏ ư đáng tiếc v́ những hành vi của trẻ nhà ḿnh là được, không cần phải quá dài ḍng. C̣n nếu chỉ là xô xát nhỏ xước xác, bầm tím th́ bạn không cần phải nói chuyện với bố mẹ bé kia ngay, có thể hôm sau tiện gặp th́ tṛ chuyện và thể hiện quan điểm của ḿnh về chuyện của trẻ mà thôi.

⛳ Thứ hai, sau đó bạn hăy nói chuyện với trẻ về chuyện đă xảy ra ngày hôm đó. Bạn không nên bắt đầu theo kiểu ḿnh đă biết hết mọi chuyện mà chỉ cần gợi mở nhẹ nhàng rằng mẹ nghe cô giáo nói hôm nay con có xô xát với bạn nào đó, có thể kể cho mẹ nghe được không. Thái độ của bố mẹ nên tỏ ra b́nh tĩnh, muốn lắng nghe chứ không phải như đang hỏi tội trẻ để trẻ có thể kể lại câu chuyện của ḿnh. Có nhiều sự việc cô giáo nh́n nhận có thể nhầm lẫn v́ cô không để mắt đến trẻ thường xuyên được để chứng kiến sự kiện từ đầu đến cuối hoặc do chủ quan của cô. V́ thế bạn cần lắng nghe con ḿnh nói.

Hăy để con b́nh tĩnh kể lại câu chuyện, bạn chỉ cần tỏ ra “ừ”, “à” hoặc nhắc lại nguyên văn lời con vừa nói như là tiếng vọng của con vậy: “Vậy là con đang chơi xe tải th́ bạn lại lấy nó đi” để bé hiểu là bạn đang lắng nghe. Bố mẹ không nên tỏ thái độ, chỉ trích hay dạy bảo ǵ lúc này, lúc này chỉ là lúc t́m hiểu vấn đề. Nếu bố mẹ có đặt câu hỏi cho con th́ cũng chỉ nên đặt những câu hỏi để hiểu vấn đề hơn nếu có ǵ con nói mà bố mẹ cảm thấy chưa rơ mà thôi. Nếu lời nói của con có mâu thuẫn với lời cô giáo kể th́ bạn cần b́nh tĩnh phán đoán và hỏi lại bé những chi tiết xung quanh. Khi bạn tỏ một thái độ lắng nghe và bĩnh tĩnh, thường xuyên tôn trọng con th́ khả năng bé nói dối, bịa chuyện là rất thấp.

⛳ Thứ ba, khi bạn đă hiểu rơ vấn đề th́ đây là lúc giải quyết vấn đề đó. Khi trẻ đánh nhau có nghĩa là trước đó có một vấn đề mà trẻ không biết dùng cách nào để giải quyết nên đă dùng đến cách xô xát. Để giải quyết dứt điểm th́ bé cần biết V̀ SAO KHÔNG NÊN ĐÁNH NHAU và NHỮNG CÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ MÀ KHÔNG CẦN ĐÁNH NHAU. Bạn có thể hỏi con trước:

“Mẹ nghĩ đánh bạn không phải là một cách hay v́ bạn sẽ đau. Nếu lần sau con bị bạn giành đồ chơi, con nghĩ có cách nào khác không?”

“Đánh bạn th́ bạn sẽ đau, ḿnh thử nghĩ cách khác xem nhé. Lần sau nếu bị bạn xô ngă th́ có cách nào khác mà không cần đánh bạn không nhỉ?”

Hăy để bé đưa ra ư kiến của ḿnh. Nếu bé không thể đưa ra một giải pháp khác hoặc giải pháp của bé không phù hợp th́ bạn hăy phân tích và đưa ra giải pháp của ḿnh như xô bạn ra, chạy đi, gọi cô giáo, hét lên, mắng bạn là không lịch sự… Bạn KHÔNG NÊN dạy con được phép ĐÁNH BẠN/ ĐÁNH LẠI BẠN bởi v́ khi đó trẻ sẽ hiểu bạo lực là cách được chấp nhận để giải quyết vấn đề và tiếp tục lạm dụng cách này, ngày càng nghiêm trọng hơn sau này. Những trận đánh nhau giữa vài đứa trẻ mẫu giáo chỉ là xô nhau, lấy đồ chơi đập vào nhau, không cố t́nh làm bạn bị đau mà chỉ muốn quyền lợi của ḿnh. Nhưng nếu bé vẫn muốn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề lúc đă lên cấp 2 th́ có thể sẽ có hung khí và sắp xếp để đánh hội đồng như các clip về bạo lực học đường trên mạng đấy!

Nếu con bạn thường là bị bạn đánh, hăy hướng dẫn bé những cách né tránh và t́m sự trợ giúp, không ngồi yên để bạn đánh mà cũng không đánh lại bạn. Cùng với đó, hăy nói chuyện với cô giáo của con, yêu cầu cô để ư đến con, ngăn chặn những trận đánh nhau sau này hoặc xử lí thỏa đáng hơn khi trẻ đánh nhau: cách li, giải thích… Nếu cô giáo không thể xử lí tốt vấn đề khiến con tiếp tục bị bạn đánh thường xuyên, bạn nên cân nhắc phương án chuyển lớp/ chuyển trường cho con thay v́ cho phép con đánh bạn để tự vệ, phản kháng lại.

⛳ Thứ tư, sau khi bé đă hiểu rơ vấn đề và cách giải quyết khác sau này phù hợp hơn, bạn có thể cùng bé xử lí hậu quả. Bạn có thể cùng con hôm sau đi học sớm và đợi bạn kia và bố mẹ bạn kia đến để xin lỗi nếu cảm thấy sự việc nghiêm trọng. C̣n nếu không, bạn chỉ nên đề nghị bé hôm sau đi học th́ xin lỗi bạn hoặc tặng cho bạn một món đồ ǵ đó để tỏ ư xin lỗi như một cái kẹo. Thông thường trẻ sẽ quên béng luôn vụ đánh nhau hôm trước và tiếp tục chơi với nhau như không có chuyện ǵ xảy ra.

Và cuối cùng, nếu con bạn thường xuyên đánh trẻ khác, hăy nh́n nhận lại xem bạn đă hướng dẫn con những cách để xử lí cảm xúc và mâu thuẫn tích cực chưa, bạn có khiến trẻ hiểu bạo lực là cách được phép chấp nhận không. Ví dụ:

Khi con cắn, đánh bạn/ người khác, bạn đánh con để con hiểu đánh khiến người khác bị đau như thế nào. Cách này nghe có vẻ là tốt để bé hiểu đánh là đau nhưng khiến bé hiểu nhầm rằng bạo lực là cách được chấp nhận và nên “ăn miếng, trả miếng”

Con bạn có thường xuyên được xem những clip, video, quảng cáo có cảnh bạo lực, đánh nhau không? Trong khi cả nhà xem tivi có những cảnh đánh nhau, bạo lực mà bé vô t́nh được xem không? Nếu bạn xem phim có cảnh đánh nhau, kể cả là trong chương tŕnh thời sự, tốt nhất là xem trong pḥng riêng lúc bé đă đi ngủ.

Khi bạn tức giận, khi con làm sai bạn có đánh con như là một cách trừng phạt không? Thường bố mẹ nào có thể vài lần lỡ tay đánh con nhưng nếu bạn có vẻ đánh bé thường xuyên kiểu 1 tháng/ lần th́ bé dần hiểu đánh người là cách để bớt tức giận, xử lí vấn đề và áp dụng với ḿnh

Khi con ḿnh tranh chấp với bé khác, đánh bạn/ bị bạn đánh, đánh em/ bị em đánh mà bạn là người xử lí bạn có t́m hiểu rơ ràng câu chuyện và hướng dẫn bé những cách xử lí tích cực hơn không? Bạn có trừng phạt và khiến bé chịu ấm ức, không phục không?

Trong cuộc sống hàng ngày khi có mâu thuẫn, rắc rối, bạn có dùng cách tiêu cực để xử lí không? Nếu người bán hàng cân sai cho bạn, bạn có mắng chửi họ không? Nếu shipper giao hàng đến trễ bạn có tức tối và không thèm nhận hàng không? Trẻ con có thể cảm nhận cách bố mẹ chúng thể hiện cảm xúc và giao tiếp với người khác và cũng dần h́nh thành thói quen như thế. Đó là lí do v́ sao chúng ta cần tự hoàn thiện ḿnh hơn khi có con.

Bạn đă từng nói rơ ràng với con về bạo lực chưa? Nếu chưa, bạn có thể bắt đầu bằng một vài cuốn sách như “Thô bạo, ôi đau quá!”, “Cuốn sách nhỏ về bạo lực” hoặc cùng thảo luận lúc con đang xem một clip trên Youtube có cảnh đánh nhau bạo lực đấy.

Nếu bạn chưa làm và thấy con ḿnh có báo động xu hướng bạo lực, thích đánh bạn và đánh đau th́ bạn nên chủ động nh́n lại và thay đổi ḿnh đầu tiên.

Môi trường mầm non là một xă hội thu nhỏ nơi trẻ có nhiều mối quan hệ hơn và thể hiện bản thân ḿnh qua các mối quan hệ đó khá rơ ràng. V́ thế, đây là nơi để trẻ tập và học những cách xử lí cảm xúc, giải quyết vấn đề với sự trợ giúp từ bố mẹ và nhà trường. Bố mẹ có thái độ và cách xử lí đúng đắn khi bé đánh bạn/ bị bạn đánh th́ bé sẽ học được cách xử lí các cảm xúc, mối quan hệ với người khác một cách ḥa b́nh sau này.


All times are GMT. The time now is 14:59.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05451 seconds with 9 queries