VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Viet Oversea|Tin Hải Ngoại (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=186)
-   -   Từ một người Việt rửa chén thành một tiến sĩ y học ở Úc (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1076490)

Hanna 06-27-2017 17:20

Từ một người Việt rửa chén thành một tiến sĩ y học ở Úc
 
2 Attachment(s)
VBF-Câu chuyện của những người tỵ nạn gốc Việt năm xưa không bao giờ hết được. Mới đây một người tỵ nạn gốc Việt ở Úc đă trở thành tiến sĩ y học. Bất ngờ v́ ông từng là một người xin việc rửa chén tại bệnh viện.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1498583957
Ông Nguyễn Tuấn được trao bằng tiến sĩ vào ngày thứ Bảy, 17 tháng Sau, 2017.

SYDNEY – Trong tuần đề cao những người tị nạn tại các nước Tây Phương, báo Úc đă viết về trường hợp thành công của một người tị nạn cộng sản Việt Nam.

Nhật báo The Guardian cho biết vận may đă đến với ông Nguyễn Tuấn nhờ gặp bà Ramsay tốt bụng. Bà là người phụ trách công việc bếp núc tại bệnh viện Saint Vincent ở Sydney. Nhờ bà liếc nh́n vào đơn xin việc của ông, mà cuối cùng, ông Tuấn có được công việc rửa chén tại bệnh viện này.

Lúc đó là năm 1982, một năm sau khi ông Tuấn rời khỏi đất nước Việt Nam và trở thành người tị nạn nơi xứ lạ quê người, v́ quê hương của ông rơi vào tay cộng sản.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1498583957
Ông Nguyễn Tuấn nói rằng nếu c̣n ở Việt Nam th́ ông chỉ có thể chăn trâu, v́ chế độ cộng sản không cho ông cơ hội như ở nước Úc. (The Guardian)

Thế rồi 36 năm sau, ông Tuấn vẫn c̣n làm việc tại bệnh viện Saint Vincent ở Sydney, nhưng không phải là người rửa chén của năm nào, mà là Giáo Sư Nguyễn Tuấn. Thứ Bảy tuần trước, ngày 17 tháng Sáu, 2017, ông Tuấn nhận được bằng tiến sĩ khoa học của Đại học New South Wales, sau một phần tư thế kỷ làm công việc nghiên cứu bệnh loăng xương và găy xương ở Học Viện Garvan.

Nhớ lại cuộc phỏng vấn tại nhà bếp của bệnh viện 36 năm trước, ông Nguyễn Tuấn nói với báo Guardian tại Úc rằng đó là cuộc phỏng vấn đầu tiên, nhưng mang lại may mắn cho ông, trên quê hương thứ nh́ này. Cuộc tṛ chuyện giữa ông Tuấn và Guardian Australia diễn ra trước Tuần lễ Người Tị nạn (Refugee Week). Ông Tuấn nói, "Tôi chỉ cần một cơ hội, đó là cơ hội có một công việc và làm việc. Qua việc làm, tôi học được cách sống ở Úc."

Ông Tuấn tŕnh bày mong muốn trên với hy vọng có được việc làm trong nhà bếp của bệnh viện Saint Vincent. Bà Ramsay hỏi ông có kinh nghiệm làm việc trong nhà bếp không, ông trả lời... đại, "Hai năm." Nhờ vậy, ông được tuyển dụng và bắt đầu làm việc từ ngày hôm sau.

Nhưng hai tuần sau, cảm thấy tội lỗi trước lời nói dối trắng trợn, ông thú nhận với bà Ramsay về sự gian tà vụng về. Bà Ramsay nh́n ông rồi nói, "Tôi biết. Tôi có thể nh́n thấy điều đó qua đơn xin việc của anh. Anh mới tới nước Úc chỉ có vài tháng, nhưng tôi muốn cho anh một cơ hội."

Hơn ba thập niên sau, bà Ramsay không c̣n nữa, nhưng sự bảo trợ tại nhà bếp của bà vẫn c̣n. Ông Tuấn giờ đây là nhà điều tra chính của dự án nghiên cứu dịch tễ học loăng xương Dubbo của Viện Garvan. Đây là nghiên cứu kéo dài nhất về bệnh loăng xương trên toàn thế giới, nhằm cải thiện dự đoán, chẩn đoán và điều trị các vết nứt xương, cũng như nghiên cứu yếu tố di truyền cơ bản góp phần gây bệnh loăng xương.

Ông Tuấn nói, "Tôi quan tâm tới công việc nghiên cứu. Nhưng tôi muốn làm điều ǵ đó giúp người b́nh thường khác. Tôi thường tự vấn ḿnh, Mi sẽ làm ǵ để thay đổi cuộc sống của một ai đó? Và tôi biết đó là điều vô cùng quan trọng."

Năm 1981, ông Tuấn thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển, giữa lúc chế độ cộng sản đàn áp giới trí thực của chế độ cũ. (Ông là một kỹ sư tốt nghiệp Đại Học ở miền Nam Việt Nam.) Nhiều tháng trước đó, anh trai của ông Tuấn vượt biên bằng thuyền cùng 20 người khác. Không ai có tin tức gởi về cho gia đ́nh, và những người này được cho là mất tích trên biển. V́ vậy, ông và hai người em biết rằng chuyến đi sẽ rất nguy hiểm. Nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác, v́ họ không thể tiếp tục ở lại Việt Nam.
Chiếc thuyền nhỏ của họ lênh đênh trên biển bốn ngày và ba đêm trước khi trôi dạt vào một làng chài ở miền nam Thái Lan. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn tại một khu định cư, ông Tuấn cho biết ông muốn đi Úc v́ muốn nh́n ngắm một con kangaroo. Lời yêu cầu của ông được thành viên phái đoàn Úc chấp nhận.
Ông Tuấn là một trong hàng ngàn người được chấp nhận tái định cư, trong nỗ lực toàn cầu nhằm hỗ trợ người tị nạn Việt Nam chạy trốn chế độ cộng sản. Tư đó, chính phủ Hoa Kỳ thực hiện Chương tŕnh Ra Đi Trong Trật Tự (ODP), đưa hơn 600,000 người tị nạn tới 40 quốc gia trong 17 năm qua.

Tới một đất nước mà ông Tuấn biết rất ít, cùng một gia tài vỏn vẹn $30 Úc kim cho hỗ trợ định cư, ông Tuấn nhớ lại những ngày đầu hoang mang ở nước Úc. Nhưng rồi ông cũng nhớ tới sự tự do mà ông được hưởng thụ, muốn đi đâu th́ đi, muốn đọc ǵ th́ đọc, muốn nói chuyện với ai th́ nói.

Cuối cùng, sau nhiều ngày t́m kiếm, ông Tuấn có được cuốn tự điển Oxford English Dictionary làm cuốn sách gối đầu giường, làm vật bất ly thân. Ông miệt mài học tiếng Anh ngày đêm để có được số vốn ngôn ngữ, đi làm và tự nuôi thân. Nhiều năm sau, ông Tuấn trở lại trường đại học, nhận được bằng master về thống kê áp dụng của Đại học Macquarie, sau đó là bằng tiến sĩ y khoa của đại học New South Wales.
Và, sau 27 năm làm việc cho dự án nghiên cứu Dubbo, giờ đây ông Tuấn trở thành một nhà nghiên cứu chính. Bằng tiến sĩ mới của đại học New South Wales - bằng danh dự học vấn cao nhất của trường đại học - thừa nhận sự đóng góp của ông vào nỗ lực toàn cầu để giúp mọi người hiểu và chống loăng xương.
Ông Tuấn không có dịp trở về Việt Nam trong gần 18 năm, nhưng giờ đây ông không chỉ là người khách thường xuyên mà c̣n là người đóng góp vào nghiên cứu y học của Việt Nam. Ông thành lập một pḥng thí nghiệm nghiên cứu tại Việt Nam, đồng thời sáng lập ra Hiệp Hội Loăng Xương Việt Nam.
Ông Tuấn tâm sự rằng, "Nước Úc là quê hương thứ nh́ của tôi nhưng lại là nơi chôn nhau cắt rốn của các con tôi. Không nơi đâu bằng nước Úc. Nếu không có nước Úc cưu mang, tôi không có sự nghiệp như hôm nay. Ở Việt Nam, tôi chỉ là thằng chăn trâu, v́ với lư lịch là công dân miền Nam Việt Nam, ai dám nhận tôi vào làm việc? Không chăn trâu th́ biết làm ǵ sống?"

Trong thời gian qua, chính phủ Úc tái tập trung vào việc giúp đỡ người tị nạn, giúp họ nhanh chóng hội nhập vào xă hội, quay lại trường học và có được việc làm. Tuy nhiên, một khảo sát được Bộ Di Trú Úc công bố vào năm 2011, cho thấy sau 18 năm đến Úc, 43% người được cứu vớt nhân đạo vẫn c̣n thất nghiệp. Nhưng cũng trong khảo sát này, một bức tranh mới được vẽ ra cho con cái họ, đó là một thế hệ mới có nhận thức cống hiến và đóng góp đáng kể.

Gần đây, dự luật của Dân biểu Tim Watts thuộc đảng Lao Đông được thông qua. Dự luật cho phép tổ chức cá nhân bảo lănh 500 người tị nạn/một năm, với điều kiện các tổ chức này hỗ trợ tài chính cho người tị nạn 100%. Nếu dự luật được thông qua, chương tŕnh cứu vớt nhân đạo của chính phủ sẽ giảm dần theo thời gian.

laingo10 06-27-2017 18:18

Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, phần đông sinh viên VN tỵ nạn CS học tại các trường đại học tại Hoa Kỳ, vừa học full time vừa làm part-time với những việc như là rửa chén, chạy bàn, quét nhà và đổ rác tại các văn pḥng vv... Đâu có ǵ lạ!!! Tôi cũng nằm trong thành phần đó.

Minhrau 06-27-2017 18:32

người Việt tỵ nạn việt cộng ở nước ngoài thường đấu tranh với cuộc sống để vương lên hầu góp phần vào việc phát triển đất nước đă cưu mang ḿnh chứ không giống người việt cộng đi xin nhập cư để qua quậy nghe

kuti 06-27-2017 19:29

Ừ, phần lớn những người tỵ nạn lúc xưa đều cùng cảnh ngộ , đi bộ , xe bus ,nếu ráng dành dụm được chút tiền th́ mua chiếc xe đạp , người tỵ nan lúc xưa gặp nhau mừng gần chết , bởi ǵ rất ít sống tụ tập đông đủ như bầy giờ , ăn trứng gà riết giờ nh́n thấy sợ luôn...hehehe...

tctd 06-27-2017 21:24

Quote:

Originally Posted by laingo10 (Post 3229610)
Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, phần đông sinh viên VN tỵ nạn CS học tại các trường đại học tại Hoa Kỳ, vừa học full time vừa làm part-time với những việc như là rửa chén, chạy bàn, quét nhà và đổ rác tại các văn pḥng vv... Đâu có ǵ lạ!!! Tôi cũng nằm trong thành phần đó.

đây là chuyện b́nh thuờng khi nói về nguời tỵ nạn .. chính cả bản thân tôi cũng vậy mà , nhưng cuối cùng cũng đạt đuợc những kết quă mỹ măn ..

khi một nguời việt tỵ nạn lúc mới qua th́ chỉ mang đi với 2 bàn tay trắng .. họ phải bắt đầu lại từ con số không (zero)... nghề ǵ cũng làm cả .. nào là làm lao công, rửa chén trong nhà hàng, bán mc donald, đi bỏ báo đủ thứ các nghề mà họ có thể làm đuợc để kiếm cái ǵ để mưu sinh truớc .. sau đó nếu có dư th́ sẽ có cái mà để giành cho tuơng lai sau .. họ phần lớn là những nguời phần đi làm, phần đi học ...có huớng về tuơng lai cao .. nghề nào cũng là nghề .. miễn có thể kiếm tiền mưu sinh, rồi có ngày hướng về tuơng lai .

c̣n cái đám con ông cháu cha qua nuớc ngoài v́ chúng nó có cha ông nó ăn cắp của dân đen việt cộng rồi tha hồ ăn chơi ở nuớc ngoài .. tụi nó đâu biết thế là khổ đâu ..

QueMe 06-27-2017 22:52

Thành thật chúc mừng về sự thành đạt quư giá tốt đẹp này

Congratulations!

36 years hard working for the Master Degree. It's worth it! You'd never know, time flies when you have fun!

Ho Chu Tiem 06-27-2017 23:33

chuyện thường với người Việt tỵ nạn v́ lúc đó ai cũng phải "cày" nuôi thân mà có khi nuôi gia đ́nh bên VN nữa

c̣n di dân VN sau nầy đi làm 8h than đau lưng , nhức ḿnh, cực quá ...v.v phải biết ở VN cà nhỗng chống xâm lăng :)


All times are GMT. The time now is 06:58.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04720 seconds with 9 queries