VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Nước cờ cao của Trung Quốc tại châu Phi (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1176512)

therealrtz 07-23-2018 01:24

Nước cờ cao của Trung Quốc tại châu Phi
 
1 Attachment(s)
Châu Phi đang trở thành át chủ bài của Trung Quốc trong việc mở tầm ảnh hưởng Bắc Kinh đến toàn cầu. Trong chuyến thăm của Tập Cận B́nh đến châu lục đen, ông ta đang đă tới hàng loạt nước châu Phi và lộ chiêu của ḿnh.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1532309024
Ông Tập Cận B́nh có chuyến thăm cấp nhà nước tới Senegal. Ảnh: Tân Hoa Xă.

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi đă gia tăng liên tục trong vài thập kỷ qua khi Bắc Kinh coi lục địa lớn thứ hai thế giới này là nơi có những cơ hội làm ăn kinh tế và gia tăng vị thế địa chính trị của ḿnh.

Và chuyến thăm Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius, đợt công cán nước ngoài đầu tiên trong năm 2018 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chắc chắn nhằm mục tiêu xây dựng và củng cố vị thế của Bắc Kinh ở châu Phi, theo SCMP. Tân Hoa Xă nói đây là chuyến thăm thứ tư tới châu Phi của ông Tập kể từ năm 2013, khi ông nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc.

Châu Phi có vai tṛ rơ ràng trong sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập, với mục tiêu làm sống lại Con đường tơ lụa khi xưa, nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu qua một hệ thống cầu đường và bến cảng, phục vụ các hoạt động thương mại liên vùng.

Tại châu Phi, có bốn lĩnh vực chính mà Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của ḿnh, SCMP nói.

Hạ tầng

Chiến lược Vành đai và Con đường trị giá nhiều tỷ đô la của Bắc Kinh được cụ thể hóa bằng một hệ thống hạ tầng bao gồm đường sắt, bến cảng, đường bộ và đường ống, nối Trung Quốc với nhiều nơi trên thế giới, trong đó có châu Phi.

Sự hiện diện của Trung Quốc trong các công tŕnh hạ tầng ở Lục địa đen đă bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, tức là ngay sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập. Công tŕnh đầu tiên có vốn Trung Quốc tại châu Phi là hệ thống đường sắt nối Tanzania và Zambia.

Ngoại trưởng Vương Nghị năm ngoái nói Trung Quốc đă tài trợ vốn, tính đến năm 2017, cho hơn 6.200 km đường sắt và hơn 5.000 km đường bộ ở châu Phi. Trong số này có dự án đường sắt Addis Ababa-Djibouti trị giá 4 tỷ USD dài 750km nối Ethiopia , nơi có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi, tới Djibouti bên bờ biển Đỏ.



Một dự án đường sắt khác đang được tiến hành là hệ thống dài 472km trị giá 3,2 tỷ USD nối thành phố cảng Mombasa với thủ đô Nairobi ở Kenya.

Khi hoàn tất vào năm 2025, dự án hạ tầng lớn nhất Kenya kể từ khi giành được độc lập sẽ mở rộng tới Nam Sudan, Rwanda, Burundi, Ethiopia và CHDC Congo.

Danh sách dự án hạ tầng châu Phi có vốn Trung Quốc c̣n bao gồm “siêu hải cảng” ở Bagamoyo, Tanzania, cảng biển ở Lamu, Kenya, cao tốc sáu làn ở Uganda và đường ống dẫn dầu/khí ở Tanzania.

Quân sự

Bắc Kinh nói họ muốn củng cố hợp tác quân sự với các quốc gia châu Phi để bảo vệ lợi ích kinh tế to lớn của Trung Quốc tại đây, cũng như đảm bảo an toàn cho hơn một triệu người Trung Quốc đang làm việc tại Lục địa đen.

Trong nỗ lực củng cố ảnh hưởng của ḿnh tại châu Phi, Trung Quốc đă thành lập căn cứ quân sự ngoài lănh thổ đầu tiên của họ, đặt tại Djibouti. Theo giới chức Trung Quốc, mục đích của căn cứ này là để cung cấp hậu cần cho các hoạt động chống hải tặc trên vùng biển Somalia.

Cùng lúc đó, Trung Quốc tăng cường tham gia các nhiệm vụ ǵn giữ ḥa b́nh tại những điểm nóng nội chiến như Nam Sudan, Mali, Congo và Liberia, hay vùng Darfur ở phía tây Sudan.

Hơn 2.000 quân ǵn giữ ḥa b́nh Trung Quốc hiện có mặt tại châu Phi, theo trợ lư ngoại trưởng Trung Quốc Trần Hiểu Đông. Các tàu chiến nước này cũng đă thực hiện hộ tống hơn 6.000 tàu thương mại của cả Trung Quốc lẫn quốc tế trong vùng vịnh Aden và ngoài khơi Somalia.

Tài nguyên thiên nhiên

Đă có những thời điểm, Trung Quốc phải dựa vào châu Phi để có nguồn tài nguyên thiên nhiên ổn định, bao gồm dầu mỏ, đồng, kẽm, quặng sắt, để đảm bảo sản xuất tại chính quốc.

Ngày ngày, kinh tế Trung Quốc tiếp nhận dầu mỏ từ Angola và Nigeria, vàng từ Ghana, crôm từ Nam Phi, đồng từ Zambia và bauxite và các khoáng chất quư hiếm khác từ Guinea.

Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc, do bị nhiều nước kêu ca về chuyện có những hoạt động gây hại môi trường, đối xử không tốt với lao động địa phương nên đă điều chỉnh chiến lược: Họ hoặc liên kết, hoặc mua lại các công ty khai khoáng địa phương, thâm nhập ngành công nghiệp khai khoáng châu Phi mua lại gần 20% cổ phần của Ivanhoe Mines (Canada), công ty sở hữu ba đại dự án khai thác đồng, kẽm và bạch kim ở phía nam châu Phi.

Viện trợ và cho vay

Trung Quốc đă nổi lên là một trong những nhà viện trợ lớn nhất châu Phi trong những năm gần đây, tập trung vào các dự án cơ sở công cộng, đào tạo nhân lực, triển khai các dịch vụ y tế và giảm nhẹ gánh nặng nợ nần của Lục địa đen. Nhưng các nhà quan sát lo rằng Trung Quốc đang sử dụng các chương tŕnh viện trợ mở rộng quyền lực của họ tại châu Phi.

Therealrtz © VietBF


All times are GMT. The time now is 18:39.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04376 seconds with 9 queries