VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Dùng đá cho vào nước có gas kiểu này, không lo bị trào bọt ra ngoài (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1206965)

TinNhanh247 11-20-2018 08:09

Dùng đá cho vào nước có gas kiểu này, không lo bị trào bọt ra ngoài
 
1 Attachment(s)
Khi rót nước ngọt có gas, bạn sẽ gặp phải vấn đề là quá nhiều bọt. Tuy nhiên, để không có bọt, bạn nên áp dụng mẹo này. Vô cùng đơn giản và cực nhanh gọn nhé.

Nước ngọt có gas thực sự là thức uống rất khó để chối từ, nhất là vào mùa hè hoặc sau khi chơi thể thao.

Nhưng ai từng uống nước ngọt chắc cũng đều biết rằng, nước ngọt khi đổ ra cốc sẽ có hiện tượng sùi bọt, mà đôi khi sùi mạnh đến mức trào cả ra miệng cốc.

Và điều này c̣n đặc biệt đúng khi trong cốc có một vài cục nước đá nữa chứ.

http://intermati.com/micro1405/2018/11/496.1.gif
Ảnh cắt từ video của Fanpage C Channel Việt Nam.

Nhưng bạn biết không, có một mẹo nhỏ cho phép bạn có bỏ bao nhiêu đá vào cốc đi chăng nữa, khi rót nước cũng không bị sùi bọt quá nhiều.

Đơn giản thôi, chỉ cần nhúng những cục đá ấy vào nước trước khi cho vào cốc, thế là được.


Hoặc bạn có thể bỏ đá vào cốc trước, sau đó tráng qua một lớp nước sạch rồi mới đổ nước ngọt vào cũng sẽ cho được hiệu ứng tương tự.

Nhưng tại sao lại có sự khác biệt như thế?

Về cơ bản, gas trong nước ngọt là các phân tử CO2 băo ḥa. Và bởi đă băo ḥa, CO2 sẽ luôn t́m cách thoát ra khỏi dung dịch.

Nhưng để quá tŕnh thoát ra này diễn ra nhanh và tạo thành các bọt khí, chúng ta sẽ cần đến những khiếm khuyết siêu nhỏ trong cốc, chỉ ở quy mô micron thôi.

Đó là lư do v́ sao khi rót nước vào bất kỳ cái cốc nào th́ nước ngọt cũng sẽ sủi gas - đơn giản là v́ bề mặt cốc không hề hoàn hảo. Nó được gọi là "hiệu ứng tạo mầm" (seeding effect, hoặc nucleation process).

Và bề mặt nước đá cũng vậy. Nó không những không hoàn hảo, mà c̣n chứa rất nhiều kẽ nứt siêu nhỏ mà bạn không thể thấy.

Thế nên khi rót nước vào một cốc đá, hiệu ứng tạo mầm sẽ xảy ra và thứ bạn nhận được là một ly bọt sủi cực mạnh.

Vậy nếu làm ướt cục nước đá trước th́ có điều ǵ khác?

Thực ra lời giải của mẹo này hết sức đơn giản: nước sẽ lấp đầy các điểm không hoàn hảo của cục nước đá, khiến bề mặt nó đỡ gồ ghề.

Khi không c̣n các khiếm khuyết, hiệu ứng tạo mầm sẽ khó xảy ra hơn, và nước ngọt cũng không sủi bọt lên nữa.

VietBF © Sưu Tầm


All times are GMT. The time now is 11:34.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03969 seconds with 9 queries