VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Music News|Tin Ca Nhạc (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=252)
-   -   Katy Perry và những tâm sự về chuyến t́nh nguyện bí mật tới Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=987906)

june04 07-01-2016 01:55

Katy Perry và những tâm sự về chuyến t́nh nguyện bí mật tới Việt Nam
 
1 Attachment(s)
Katy Perry , cô ca sĩ 31 tuổi đă bí mật đến Việt Nam để tham gia chương tŕnh t́nh nguyện. Là Đại sứ thiện chí cho UNICEF, Katy đă đem đến cho những trẻ em nghèo ở Ninh Thuận những t́nh cảm từ trái tim. Trên trang Refinery29, nữ ca sĩ 31 tuổi người Mỹ chia sẻ những cảm xúc chân thật sau khi cô ghé thăm tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.


Tháng trước, tôi đă vượt qua gần 8.000 dặm đường (tương đương hơn 12.800 km) để tới tỉnh Ninh Thuận, một trong những tỉnh nông thôn ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam, đồng thời là một trong nhiều khu vực khó khăn của quốc gia này. Ở Ninh Thuận, trái ngược với những băi biển tuyệt đẹp là khu sườn đồi cằn cỗi rất khó để tiếp cận, cùng nhiều ngôi nhà gỗ xiêu vẹo nằm sâu bên trong đất liền. Đó là nơi cư dân sinh sống, cố gắng vượt qua nhiều khó khăn thường nhật.

Những khó khăn ấy bao gồm thiếu thốn y tế và giáo dục, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, khan hiếm nước sạch, điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Và trên hết là sự thiếu vắng hoàn toàn những cơ hội. Tôi đă trải qua bốn ngày tại khu vực này cùng với UNICEF, gặp gỡ nhiều trẻ em và những gia đ́nh bị ảnh hưởng bởi những khó khăn vất vả ấy; đồng thời t́m hiểu những nỗ lực nhằm xóa bỏ sự bất công mà một bộ phận trẻ em tật nguyền tại đây đang phải đối mặt.

Ngày thứ nhất: Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là Trường Giáo dục Đặc biệt Quảng Sơn, nơi giúp các em nhỏ khuyết tật có cơ hội được học hành b́nh đẳng như nhiều trẻ em b́nh thường khác. Khoảng 30 bé trong độ tuổi từ 4 đến 15 được tham gia các lớp học vẽ, đọc, viết và thể thao. Có ba giáo viên tận tụy, mà hai trong số đó là chị em gái. Họ dẫn tôi đi tham quan rồi mời tôi tham gia một lớp học. Tôi theo dơi lũ trẻ khiếm thính giao tiếp với những đứa khác bằng ngôn ngữ kư hiệu. Bạn bè chúng không bị tật, nhưng đă học cách giao tiếp đặc biệt ấy. Lũ trẻ dạy cho tôi một vài từ ngữ, trong đó có “thiên thần”. Tôi lập tức biết cách ra kư hiệu đúng với những thiên thần thực sự trong căn pḥng đó: ba người giáo viên đầy đam mê và giàu nhẫn nại.

30 đứa trẻ mà tôi có cơ hội gặp gỡ tại Trường Giáo dục Đặc biệt Quảng Sơn có lẽ là số ít may mắn. Có khoảng 1,3 triệu trẻ em tật nguyền trên khắp Việt Nam, và gần một nửa trong số đó không có cơ hội tới trường. Tôi tự hỏi không hiểu cuộc sống của lũ trẻ ở đây sẽ ra sao nếu như không có ngôi trường nào dành cho chúng. Liệu chúng sẽ chơi cùng ai? Chúng sẽ học giao tiếp như thế nào? Chúng sẽ làm ǵ trong lúc cả gia đ́nh ra đồng làm việc? Tương lai của chúng rồi sẽ ra sao?

Ngày thứ hai: Ngày thứ hai bắt đầu bằng cuộc gọi đánh thức từ sớm để tôi có thể di chuyển tới một trung tâm y tế nông thôn có nhiệm vụ theo dơi sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Họ giúp phát hiện những dấu hiệu của việc thiếu chất và hỗ trợ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tôi gặp bà mẹ 22 tuổi Chamale Thị Nghịch và cậu con trai 2 tuổi rưỡi tên Cường của cô ấy. Nghịch kể với tôi rằng con trai cô ấy bị ốm rồi ngừng tăng cân. Cậu bé trở nên ốm yếu và c̣i cọc, nên đă được mẹ đưa tới trung tâm từ hồi tháng 3. Khi ấy, Cường chỉ nặng 7,5 kg, kém tiêu chuẩn trẻ em b́nh thường khoảng 4,5 kg.

Kể từ khi nhận được sự chăm sóc nhiệt t́nh tại trung tâm, cũng như được các nhân viên y tế tới thăm nom tại nhà và tặng cho bánh quy dinh dưỡng mỗi tuần, Cường đă tăng khoảng 1,3 kg sau hơn hai tháng. Mẹ cậu kể rằng cậu bé đă trở nên năng động hơn kể từ khi được điều trị. Bản thân tôi cũng trông thấy Cường nhảy nhót chơi đùa cùng chúng bạn. Tôi hy vọng sức khỏe cậu bé sẽ tiếp tục hồi phục.

Ngày thứ ba: Điểm dừng chân đầu tiên trong ngày thứ ba của tôi là trường mầm non công lập Phước Chính. Trường có 127 em bé trong độ tuổi 3 tới 5. 98% các em đến từ đồng bào dân tộc thiểu số Raglai. Tôi cảm nhận thấy sự dễ thương khi theo dơi các bé cười đùa, chơi nghịch và học hành cùng nhau. Trường mầm non dạy tiếng Việt cho các bé, trong khi gia đ́nh chúng ở nhà thường sử dụng tiếng dân tộc. Học tiếng Việt là điều rất quan trọng để chuẩn bị cho các em trước khi bước chân vào trường tiểu học. Có hơn 95% trẻ em tại Việt Nam hoàn thành cấp bậc tiểu học, nhưng chỉ có 70% em nhỏ thuộc các dân tộc thiểu số có được điều đó. Đó là điều bất công, và tôi hy vọng trong tương lai không xa, toàn bộ trẻ em tại Việt Nam sẽ được đến trường mầm non, để học những kỹ năng cần thiết nhằm gặt hái thành công sau này.

Sau khi dành nhiều thời gian chơi đùa cùng các em nhỏ, tôi gặp gỡ các học sinh của trường THCS Ngô Quyền. Khoảng 90% trong số 200 em nằm trong độ tuổi 11 tới 15 là người Raglai. Nhiều bậc phụ huynh là nông dân, và gia đ́nh họ đă kẹt trong nghèo đói suốt nhiều thế hệ. Những đứa trẻ được kỳ vọng sẽ phá vỡ cái ṿng luẩn quẩn ấy và tạo ra tương lai tích cực cho chính bản thân và toàn bộ gia đ́nh. Tôi đă gặp những bác sĩ và giáo viên tương lai. Một bé gái khiến tôi nhớ lại bản thân thời niên thiếu. Bé bảo muốn trở thành nhạc công, rồi hát cho tôi nghe ca khúc Firework!

Ngày thứ tư: Trong ngày cuối cùng tại Việt Nam, tôi đến gặp người phụ nữ trẻ 18 tuổi tên Úp, đang sống cùng chồng và đứa con ba tháng tuổi trong một căn lều tạm. Úp và chồng làm việc rất vả để nuôi sống bản thân và con họ. Úp kể với tôi rằng cả cô và chồng ḿnh từng muốn đi học khi c̣n trẻ. Nhưng họ không thể đến trường v́ không có giấy khai sinh. Cuối cùng, họ trở thành những người nông dân giống như cha mẹ ḿnh.

Tôi hỏi rằng Úp có định đăng kư giấy khai sinh cho con ḿnh để bé sau này có thể đến trường không. Tôi hoàn toàn sững sờ khi Úp trả lời rằng cô ấy rất muốn, nhưng không thể điền vào tờ khai bởi không biết viết và biết đọc, cũng như không đủ khả năng chi trả phí đăng kư. Thật may là UNICEF đă liên lạc với một nhân viên xă hội ở địa phương để gặp gỡ gia đ́nh, giúp con của Út có thể nhận được tờ giấy khai sinh, qua đó giúp bé tiếp cận những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Chuyện rất đơn giản: nếu không có giấy khai sinh, tức là bạn không tồn tại. Một đứa trẻ như thế không thể tới trường, không thể nhận được các dịch vụ y tế (chẳng hạn như tiêm chủng). Một đứa trẻ không có giấy khai sinh đồng thời không nhận được sự bảo vệ khỏi nạn buôn người và kết hôn ở trẻ em. Dù ở đâu cũng vậy, tờ giấy khai sinh có thể giúp tạo ra hoặc phá vỡ tương lai.

Tôi rời khỏi Việt Nam với rất nhiều kỷ niệm. Tôi vô cùng biết ơn những em nhỏ đă chia sẻ cuộc sống của chúng với tôi. Tôi mến mộ tinh thần và sự bền bỉ của lũ trẻ. Với sự giúp đỡ phù hợp, tôi tin rằng chúng có thể đạt được những ước mơ mà tự bản thân đă đề ra.

vietbf @ sưu tầm


All times are GMT. The time now is 10:56.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03582 seconds with 9 queries